banner

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Kế hoạch số 1738/KH-BTTTT triển khai sắp xếp các cơ quan báo chí theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến 2025.

Ảnh minh họa: TTXVN

Mục đích của kế hoạch nhằm triển khai có hiệu quả Quyết định 362/QĐ-TTg ngày 3/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, đảm bảo sắp xếp hệ thống báo chí tinh gọn, hiệu quả để phát triển hệ thống báo chí in, báo hình, báo nói, báo điện tử.

Sắp xếp các cơ quan báo chí của các tổ chức ở Trung ương

Theo Kế hoạch, các tổ chức được quy định tại điểm e Khoản 1 Mục III Điều 1 của Quyết định số 362/QĐ-TTg chủ động rà soát, sắp xếp các cơ quan báo chí trực thuộc theo đúng định hướng, phương án và lộ trình quy hoạch báo chí.

Trước ngày 31/7/2019, các tổ chức ở Trung ương đã hoàn thành việc sắp xếp theo đúng quy hoạch, đề nghị có văn bản báo cáo gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp. Các tổ chức ở Trung ương có cơ quan báo chí phải thực hiện việc sắp xếp có đề án thực hiện việc sắp xếp theo quy hoạch gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trước ngày 30/9/2019, cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí thuộc diện sắp xếp có hồ sơ, thủ tục đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành các thủ tục cấp phép, thu hồi giấy phép, chuyển cơ quan chủ quản theo quy định.

Trước ngày 31/12/2019, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có đề án thực hiện việc sắp xếp theo quy hoạch còn tối đa 3 cơ quan báo chí gửi Thông tin và Truyền thông.

Trước ngày 30/6/2020, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có hồ sơ, thủ tục gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để tiến hành các thủ tục cấp phép, thu hồi giấy phép, chuyển cơ quan chủ quản theo quy định.

Tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội Trung ương hiện có cơ quan báo có đề xuất chuyển cơ quan báo sang các bộ, cơ quan ngang bộ, cần có văn bản gửi cơ quan chủ quản mới và phải được cơ quan chủ quản mới đồng ý tiếp nhận bằng văn bản. Chậm nhất đến 30/9/2019, cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí có văn bản thông báo chấm dứt hoạt động báo chí để Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện thủ tục chuyển cơ quan chủ quản theo quy định.

Sắp xếp các cơ quan báo chí của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ động rà soát, sắp xếp các cơ quan báo chí trực thuộc theo đúng định hướng, phương án và lộ trình quy hoạch báo chí.

Trước ngày 31/12/2019, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã hoàn thành việc sắp xếp theo đúng quy hoạch, đề nghị có văn bản báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có cơ quan báo chí phải thực hiện việc sắp xếp có đề án thực hiện việc sắp xếp theo quy hoạch gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trước ngày 30/6/2020, cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí thuộc diện sắp xếp có hồ sơ, thủ tục gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để tiến hành các thủ tục cấp phép, thu hồi giấy phép, chuyển cơ quan chủ quản theo quy định.

Phóng viên TTXVN tác nghiệp tại sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiền lần hai ở Hà Nội. (Nguồn: TTXVN)

Chậm nhất đến 30/9/2019, bộ, cơ quan ngang bộ nếu tiếp nhận thêm cơ quan báo thuộc các tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội Trung ương, các doanh nghiệp có hồ sơ, thủ tục đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện thủ tục cấp phép.

Đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có cơ quan báo chí hoạt động truyền hình không nằm trong định hướng, phương án sắp xếp đối với phát thanh, truyền hình nêu tại Quy hoạch, phải có phương án thực hiện sắp xếp lại, hoàn thành trước 31/12/2020.

Chậm nhất đến 30/11/2019, cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí có văn bản báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông kế hoạch thực hiện việc sắp xếp này. Sau khi hoàn thành việc sắp xếp, đề nghị có văn bản báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông trong tháng 1/2021 để Bộ tổng hợp, xử lý thu hồi các giấy phép đã cấp theo quy định.

Trước năm 2020, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội Nhân dân, Báo Công an nhân dân xây dựng đề án cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; có văn bản báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông sau khi được phê duyệt.

Sắp xếp các cơ quan báo chí của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động rà soát, sắp xếp các cơ quan báo chí trực thuộc theo đúng định hướng, phương án và lộ trình quy hoạch báo chí.

Trước ngày 31/12/2019, địa phương đã hoành thành việc sắp xếp theo đúng quy hoạch, đề nghị có văn bản báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông. Địa phương có cơ quan báo chí phải thực hiện việc sắp xếp, đề nghị có đề án thực hiện việc sắp xếp theo quy hoạch gửi Bộ Thông tin và Truyền thông. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có đề án thực hiện việc sắp xếp theo quy hoạch còn tối đa 5 cơ quan báo (không tính các cơ quan báo thuộc tổ chức tôn giáo) gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.

Chậm nhất đến 30/6/2020, cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí thuộc diện sắp xếp có hồ sơ, thủ tục đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành thủ tục cấp phép, thu hồi giấy phép, chuyển cơ quan chủ quản theo quy định.

Sắp xếp các cơ quan báo chí của các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty Nhà nước

Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước rà soát, sắp xếp đối với các cơ quan báo chí trực thuộc và báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông việc rà soát, sắp xếp trước ngày 31/12/2019.

Chậm nhất 30 ngày trước khi giấy phép hoạt động của cơ quan báo chí trực thuộc hết hiệu lực, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông để Bộ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật.

Trường hợp Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước có đề xuất chuyển cơ quan báo trực thuộc sang các bộ, cơ quan ngang bộ, cần phải được cơ quan chủ quản mới đồng ý tiếp nhận. Chậm nhất đến ngày 30/9/2020, cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí có vản bản thông báo chấm dứt hoạt động báo chí để Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện thủ tục chuyển cơ quan chủ quản theo quy định.

Trước ngày 30/9/2020, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước có cơ quan báo mà không đề xuất chuyển sang các bộ, cơ quan ngang bộ hoặc có đề xuất nhưng không được các bộ, cơ quan ngang bộ đồng ý, có văn bản thông báo chấm dứt hoạt động báo chí để Bộ Thông tin và Truyền thông thu hồi giấy phép theo quy định.

Sắp xếp các cơ quan báo chí của các cơ quan, tổ chức khác

Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a, điểm b, điểm d, điểm h Khoản 1 Mục III Điều 1 Quyết định 362/QĐ-TTg chủ động rà soát, chậm nhất trước ngày 30/9/2019 có văn bản báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông về hiện trạng các cơ quan báo chí hiện nay và phương án sắp xếp các cơ quan báo chí (nếu có) để Bộ tổng hợp.

Rà soát, cấp phép hoạt động cho các cơ quan báo chí

Thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 3/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành rà soát, cấp lại giấy phép hoạt động của các cơ quan báo chí, đảm bảo phù hợp với định hướng quy hoạch báo chí, các quy định của pháp luật và tránh tình trạng “ báo hóa” tạp chí.

Các tổ chức ở Trung ương rà soát tôn chỉ, mục đích các cơ quan báo, trước ngày 30/9/2019, có đề nghị thay đổi cho phù hợp với mô hình hoạt động mới khi làm thủ tục gửi Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động theo quy định.

Các tổ chức ở trung ương rà soát tôn chỉ, mục đích của các tạp chí, trước ngày 30/9/2019, có hồ sơ, thủ tục đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại giấy phép, sửa đổi, bổ sung giấy phép, đảm bảo phù hợp với định hướng quy hoạch báo chí, các quy định của pháp luật và tránh tình trạng “báo hóa” tạp chí.

Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh rà soát tôn chỉ, mục đích các cơ quan báo chí hiện có, trước ngày 30/6/2020, có đề nghị thay đổi cho phù hợp với mô hình mới khi làm thủ tục gửi Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép theo quy định.

Các bộ, cơ quan ngang bộ nếu tiếp nhận thêm cơ quan báo thuộc các tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội trung ương, các doanh nghiệp rà soát tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo tiếp nhận, trước ngày 30/9/2019, có đề nghị thay đổi cho phù hợp khi làm thủ tục gửi Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động báo chí.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát tôn chỉ, mục đích của các cơ quan báo chí hiện có, trước ngày 30/6/2020, có hồ sơ, thủ tục gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để cấp phép lại giấy phép, sửa đổi, bổ sung giấy phép, đảm bảo phù hợp với định hướng quy hoạch báo chí, các quy định của pháp luật và tránh tình trạng “báo hóa” tạp chí.

Các địa phương rà soát tôn chỉ, mục đích của các cơ quan báo chí hiện có, trước ngày 30/6/2020, có hồ sơ, thủ tục gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để cấp lại giấy phép, sửa đổi, bổ sung giấy phép, đảm bảo phù hợp với định hướng quy hoạch báo chí, các quy định của pháp luật và tránh tình trạng “báo hóa” tạp chí.

Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp phép hoạt động báo chí thực hiện theo quy định tại Luật Báo chí năm 2016; Thông tư số 48/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, mở chuyên trang của báo điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san và Thông tư số 36/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về việc cấp phép hoạt động và chế độ báo cáo đối với loại hình báo nói, báo hình.

Đến thời hạn phải hoàn thành việc sắp xếp theo quy định của Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, trường hợp cơ quan, tổ chức không thực hiện việc sắp xếp, không gửi hồ sơ cấp lại giấy phép, không làm thủ tục chuyển cơ quan chủ quản (nếu có), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đình bản tạm thời hoặc thu hồi giấy phép hoạt động báo chí của cơ quan báo chí theo quy định./.

 

 

Theo: TTXVN

 

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Theo các đại biểu Quốc hội, điều quan trọng là việc đưa lời hứa của các “Tư lệnh ngành” thành chương trình hành động kịp thời, cụ thể, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nguyện vọng của cử tri cả nước.

Sau 2,5  ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm, trong không khí dân chủ và thẳng thắn, phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội đã khép lại.

Theo ghi nhận của các đại biểu Quốc hội, các nội dung chất vấn đúng và trúng những vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội mà nhân dân, cử tri cả nước và các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm. Các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn vào vấn đề được hỏi, không né tránh và đã giải trình làm rõ nhiều vấn đề đại biểu nêu; đồng thời nghiêm túc, thẳng thắn nhận trách nhiệm về những mặt còn tồn tại, hạn chế của ngành, lĩnh vực và cam kết khắc phục tạo sự chuyển biến tích cực trong thời gian tới.

Đánh giá về phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể, bên lề hành lang Quốc hội, các đại biểu cho rằng: Mặc dù thời gian nhận nhiệm vụ ngắn, Bộ trưởng Bộ GTVT đã giải quyết được không ít bất cập, vấn đề nổi cộm, bức xúc trong lĩnh vực giao thông. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế còn nhiều vấn đề cần tiếp tục triển khai, đòi hỏi phải có sự nỗ lực quyết liệt hơn nữa để có chuyển biến tích cực.

ĐBQH Nguyễn Thanh Hải (đoàn Hoà Bình). Ảnh: TH.


Đại biểu Nguyễn Thanh Hải ( đoàn Hoà Bình),Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội cho rằng, các ĐBQH đã đặt câu hỏi rất trúng và đúng với mong muốn của các cử tri. Đặc biệt là vấn đề liên quan đến việc công khai tại các trạm thu phí; lắp đặt hệ thống thu phí không dừng còn chậm, đạt tỷ lệ thấp; chất lượng các công trình BOT; kiểm soát xe quá khổ quá tải chưa tốt; đặc biệt vấn đề nhiều cử tri quan tâm chất lượng các Trung tâm sát hạch cấp giấy phép lái xe...

Qua phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, ĐB Hải nhận định, Bộ trưởng đã bám sát vấn đề. Tuy nhiên, liên quan đến giải pháp về kiểm tra sát hạch đào tạo cấp bằng lái xe khi Bộ trưởng đặt vấn đề "tăng độ khó các bài thi sát hạch cấp giấy phép lái xe và thi thì sẽ rớt", ĐB Hải tỏ ra băn khoăn: “Bản thân tôi đã từng thi lấy bằng lái xe hơn 10 năm rồi. Nếu thực sự làm tốt bài thi và học thật thi thật thì theo tôi đã là khó rồi. Vấn đề đặt ra là nay lại tăng thêm độ khó các bài thi sát hạch thì liệu có phải là hình thức kích cầu cho việc sử dụng bằng giả hay không?”.

Theo ĐB Nguyễn Thanh Hải, quan trọng là việc tổ chức các kỳ thi phải nghiêm túc và có các hình thức thanh, kiểm tra, xử lý thật nghiêm đối với các cơ sở đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe để xảy ra tiêu cực, sai sót. Thậm chí là phải có biện pháp mạnh như đóng cửa các cơ sở này nếu phát hiện ra sai phạm.

Một số vấn đề khác liên quan đến ngành giao thông cũng được Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời tương đối rõ ràng. Cụ thể, về 69 công trình của ngành giao thông vẫn đang tồn đọng chưa được giải quyết, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng đã yêu cầu Quốc hội quan tâm đến việc bố trí vốn cho 69 công trình này vì liên quan đến Luật Đầu tư công từ giai đoạn trước. ĐB Hải đánh giá, đây là câu trả lời rõ ràng, nắm vững lĩnh vực mình quản lý. 

Đồng quan điểm, ĐB Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) đánh giá cao trách nhiệm của  Bộ trưởng Bộ GTVT tập trung vào những vấn đề ĐBQH, cử tri quan tâm, đi thẳng vào các nội dung trọng tâm và các giải pháp trên tinh thần “hỏi nhanh, đáp gọn”.

Là người trực tiếp chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, ĐB Thúy cho hay, có thể do thời gian còn hạn hẹp, Bộ trưởng chưa trả lời cụ thể câu hỏi về việc sát hạch cấp đổi giấy phép lái xe hiện nay. Cử tri phản ánh một số hiện tượng tiêu cực trong việc cấp giấy phép lái xe nhưng Bộ trưởng chưa đưa ra giải pháp cụ thể.

Theo ĐB Ma Thị Thuý, việc bỏ ngỏ chất lượng các trung tâm sát hạch lái xe là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tai nạn giao thông. Do đó, Bộ GTVT phải quyết liệt ngay từ đầu, kiểm tra các trung tâm sát hạch này, đồng thời phải nâng cao chất lượng các trung tâm sát hạch, đó mới là cái gốc.

Đề cập đến tình trạng xe quá khổ, quá tải diễn ra “hàng ngày, hàng giờ”, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, hiện nay ngân sách Nhà nước đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho các trạm cân điện tử, tuy nhiên theo ghi nhận của ĐB Thúy, trên các tuyến đường còn ít thấy trạm cân. ĐB Ma Thị Thuý cũng đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo quyết liệt giảm được tình trạng trên, đồng thời đánh giá thêm về hiệu quả của các trạm cân điện tử mà Bộ GTVT đã đầu tư trong thời gian qua nhằm hạn chế tình trạng xe quá tải, quá khổ.

Đặc biệt, các Bộ trưởng đã hứa với cử tri phải thực hiện một cách nghiêm túc. ĐB Thúy nhấn mạnh, cần giám sát tới cùng lời hứa của các Bộ trưởng. Nếu chưa thực hiện, sẽ tiếp tục gửi văn bản kiến nghị  đến các bộ, ngành.

ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu (đoàn Nghệ An). Ảnh: TH.


Theo ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu (đoàn Nghệ An), hiện nay, các dự án của ngành giao thông vận tải có nhiều tồn tại, trong đó nổi bật là chậm tiến độ, đội vốn, chất lượng kém. ĐB Cầu cho biết, tại phiên chất vấn này mong muốn Bộ trưởng Bộ GTVT làm rõ 3 vấn đề : Truy đến cùng cá nhân, tập thể nào gây ra tình trạng chậm trễ, đội vốn của các công trình giao thông; khoảng thời gian nào xử lý xong những vấn đề này, chứ không phải chất vấn xong để đấy; cuối cùng  trên cương vị là tư lệnh ngành giao thông, Bộ trưởng có kiến tạo gì để các công trình giao thông trong thời gian tới tốt hơn, đỡ thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước.

ĐB Nguyễn Hữu Cầu đánh giá Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã trả lời thẳng vào các vấn đề ĐBQH, cử tri quan tâm, bức xúc, đồng thời nhận rõ trách nhiệm của mình trong từng nội dung cụ thể. ĐB Cầu bày tỏ tin tưởng, nếu Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thực hiện được lời hứa trước cử tri và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thì chắc chắn trong thời gian tới, việc phát triển hạ tầng giao thông tốt hơn rất nhiều.

Là tư lệnh ngành cuối cùng trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã nhận được đến 64 đăng ký chất vấn của ĐBQH. Các nội dung chất vấn "chạm" tới những vấn đề  xã hội đang "nóng".

Nói về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy ( đoàn Đà Nẵng) đánh giá  khi trả lời chất vấn của các ĐBQH, Bộ trưởng đã thẳng thắn nhận trách nhiệm về những  hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực mình quản lý, đồng thời đã đưa ra các giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, theo ĐB Thúy, lĩnh vực văn hóa rất rộng và trừu tượng, nên đại biểu rất chia sẻ với Bộ trưởng VHTTDL còn một số câu hỏi Bộ trưởng trả lời ĐBQH chưa thỏa mãn, vì vậy có đến 9 đại biểu chất vấn lại.

ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng). Ảnh: TH.


Liên quan đến sai phạm tại chùa Ba Vàng gây bức xúc dư luận, ĐB Thúy nhận định, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã trả lời thỏa đáng vấn đề này. Bộ trưởng nêu rõ quy định trong xử lý vi phạm hành chính ở mức nào, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm “hành nghề mê tín dị đoan” thì cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan khác. ĐB Thúy cũng cho rằng, nếu như có thêm ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công an thì cử tri sẽ có thông tin đầy đủ hơn.

ĐB Hồ Thị Minh ( đoàn Quảng Trị) cũng cho rằng, thời gian qua, việc xử lý hoạt động lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để trục lợi chưa nghiêm, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe, dẫn tới việc các đối tượng “nhờn luật”.

“Tôi hi vọng Bộ VHTTDL sẽ tham mưu để Chính phủ sửa đổi những nghị định quy định liên quan đến xử phạt trong lĩnh vực văn hóa, tôn giáo với chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng tôn giáo để trục lợi, tuyên truyền mê tín dị đoan”, ĐB Hồ Thị Minh nói.

Phiên chất vấn đã khép lại, thông qua phiên chất vấn, cử tri và các ĐBQH mong muốn Chính phủ, các cấp, các ngành nghiên cứu tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc ý kiến của ĐBQH, của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp và triển khai đồng bộ các giải pháp thiết  thực nhằm tạo chuyển biến tích cực đối với những lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý./.

 

 

 

Theo: Dangcongsan.vn

 

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, nắng nóng có xu hướng gia tăng ở Bắc Bộ và Trung Bộ từ ngày 9-6, một số nơi có nắng nóng gay gắt và có khả năng kéo dài nhiều ngày sau đó.

Nắng nóng ở Bắc Bộ, Trung Bộ sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới

 

Dự báo, hôm nay (6-6), do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây tiếp tục phát triển và mở rộng về phía Đông Nam với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên ở các tỉnh Trung Bộ; khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ xảy ra nắng nóng trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi hơn 37 độ. Thời gian có nhiệt độ hơn 35 độ từ 11-16 giờ.

Khu vực Hà Nội hôm nay (6-6), trời nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi hơn 37 độ.

Cảnh báo: Nắng nóng có xu hướng gia tăng ở Bắc Bộ và Trung Bộ từ ngày 9-6, một số nơi có nắng nóng gay gắt và có khả năng kéo dài nhiều ngày sau đó.

Trong ngày hôm nay (6-6), chỉ số cảnh báo tia tử ngoại (UV) có giá trị từ 6-9 tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh ứng với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp ánh nắng. Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: cấp 1.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của hội tụ gió trên mực 1.500m nên vùng núi Bắc Bộ chiều tối và đêm nay (6-6) có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét: cấp 1.

Dự báo thời tiết ngày và đêm 6-6 tại các địa phương trên cả nước:

Phía Tây Bắc Bộ: Có mây, ngày có mưa rào và dông vài nơi; đêm nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, có nơi mưa vừa, mưa to. Gió nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 48 - 97%. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23 - 26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32 - 35 độ, riêng Khu Tây Bắc có nơi hơn 35 độ. độ C.

Phía Đông Bắc Bộ: Có mây, ngày nắng, riêng khu vực trung du và đồng bằng có nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, vùng núi có nơi mưa vừa, mưa to. Gió đông nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 60 - 98%. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25 - 28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 33 - 36 độ, khu vực trung du và đồng bằng có nơi hơn 37. độ C.

Thanh Hóa - Thừa Thiên-Huế: Có mây, ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 50 - 95%. Nhiệt độ thấp nhất từ: 26 - 29 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 34 - 37 độ, có nơi hơn 37 độ C.

Đà Nẵng đến Bình Thuận: Có mây, ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 55 - 94%. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25 - 28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 33 - 36 độ, có nơi hơn 36 độ C.

Tây Nguyên: Có mây, ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông rải rác, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 55 - 97%. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21 - 24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31 - 34 độ C.

Nam Bộ: Nhiều mây, chiều có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông; đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 60 - 97%. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24 - 27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31 - 34 độ C.

Khu vực Hà Nội: Có mây, ngày nắng nóng; chiều tối và đêm nhiều mây, có mưa rào và rải rác có dông. Gió đông nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 60 - 95%. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25 - 28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 35 - 37 độ, có nơi hơn 37 độ C.

 

 

 

TH            

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Tính đến chiều 5-6, cả nước có 54 tỉnh, thành phố xảy ra dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Trong đó, khu vực đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn hai tỉnh Long An và Bến Tre là chưa xảy ra dịch.

Dịch tả lợn châu Phi lan ra 54 tỉnh, thành phố trong cả nước

Nông dân Thanh Hóa chăm sóc, theo dõi đàn lợn nuôi trong chuồng trại.

Huyện Thường Xuân, Thanh Hóa hết dịch tả lợn châu Phi

Chiều 5-6, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa cho biết, toàn bộ 13 xã huyện Thường Xuân hiện đã hết dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Dù vậy, có tám xã tái phát DTLCP và trên địa bàn tỉnh còn 782 thôn, 242 xã của 25 huyện đang còn DTLCP chưa qua 30 ngày.

Trong ngày, lực lượng phòng chống dịch đã tiêu hủy 1.345 con lợn mắc bệnh DTLCP của 193 hộ chăn nuôi ở 130 thôn, 71 xã, thuộc 15 huyện. Lũy kế đến thời điểm này, DTLCP đã xảy ra tại 2.980 hộ chăn nuôi, ở 799 thôn, 255 xã của 26 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thanh Hóa. Lực lượng phòng chống dịch đã tiêu hủy 25.453 con lợn, tổng trọng lượng 1,6 triệu kg. Dịch bệnh lây lan nhanh, diện rộng ở một số địa phương trong tỉnh, gây thiệt hại không nhỏ cho hộ chăn nuôi như ở huyện Quảng Xương, DTLCP xảy ra tại 489 hộ thuộc 112 thôn của 27 xã, buộc phải tiêu hủy 4.778 con lợn, tổng trọng lượng 322.455,9kg. Tại huyện Triệu Sơn, dịch bệnh đã xảy ra ở 1.147 hộ chăn nuôi ở 153 thôn, 23 xã, đã tiêu hủy 5.538 con lợn. Dịch bệnh còn tái phát ở các xã Thiệu Phúc, Thiệu Tiến, Thiệu Vũ, Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa; Định Bình, Định Liên, huyện Yên Định; ở xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn và xã Đông Lĩnh, TP Thanh Hóa.

Tình hình DTLCP còn diễn biến phức tạp và UBND tỉnh chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 các cấp tăng cường tuần tra, kiểm soát, đấu tranh và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm lợn. Được biết, ngoài bảy trạm, chốt kiểm dịch động vật cấp tỉnh, các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa thành lập 587 chốt, 35 tổ kiểm soát lưu động thực hiện tuần tra, kiểm soát các hoạt động vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn huyện, tỉnh nhằm ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh động vật, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh thú y.

Long An tập trung phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An cùng các ngành đi kiểm tra chốt kiểm soát lưu động trên địa bàn huyện Châu Thành, khu vực giáp ranh vùng dịch tỉnh Tiền Giang.

Trước tình hình khu vực đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn hai tỉnh Long An và Bến Tre, tỉnh Long An đang tập trung các giải pháp phòng chống DTLCP.

Qua thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, tính từ ngày các tỉnh khu vực phía nam xảy ra dịch tả lợn châu Phi đến chiều 6-6, các chốt kiểm dịch trên địa bàn tỉnh Long An đã kiểm tra hơn 1.400 lượt xe vận chuyển lợn qua các chốt kiểm dịch động vật với tổng số lượng là 130 nghìn con lợn thương phẩm. Số lợn này được vận chuyển từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ và miền trung, trong đó có khoảng 40% số lượng được vận chuyển lợn về các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh Long An, số còn lại chuyển về các tỉnh và các tỉnh miền tây.

Chuyên viên Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Long An), ông Ngô Văn Chương cho biết: tại huyện Châu Thành, địa phương giáp ranh tỉnh Tiền Giang, đang xảy ra DTLCP. Trước tình hình trên, huyện đã thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời để kiểm soát lợn từ khu vực Tiền Giang vận chuyển sang Long An giết mổ tiêu thụ. Mỗi chốt kiểm dịch có chín cán bộ trực 24/24 giờ. Trong những ngày tới, huyện sẽ tiếp tục lập thêm các chốt kiểm dịch trên các tuyến đường liên thông với tỉnh Tiền Giang để kiểm soát chặt việc các xe vận chuyển lợn thịt và lợn giống từ Tiền Giang chuyển sang.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y và Thủy sản Long An - Dương Minh Phí cho biết thêm, đến thời điểm này, các huyện giáp ranh với các tỉnh có dịch đã bố trí các chốt trực và việc kiểm soát lượng lợn cũng như sản phẩm từ lợn được kiểm soát tốt. Hiện tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp đã công bố dịch, Long An tiếp tục thành lập các chốt kiểm dịch ở huyện Tân Hưng, Kiến Tường, Tân Thạnh và Châu Thành. Sắp tới, ngành nông nghiệp thành lập thêm các chốt chặn trên một số tuyến đường chính và những tuyến đường liên xã, liên huyện có giáp ranh với các tỉnh đã công bố dịch.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An - Đinh Thị Phương Khanh cho biết, Tiền Giang, tỉnh giáp ranh với Long An, là địa phương có tổng đàn lợn lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, con đường vận chuyển tiêu thụ đều phải đi qua địa bàn tỉnh Long An, nguy cơ lây lan dịch bệnh sang Long An là rất lớn. Trước sự nguy cấp trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An đang tập trung mọi nguồn nhân lực và thành lập 18 chốt kiểm soát lưu động trên tất cả các tuyến lưu thông giáp ranh Tiền Giang và Đồng Tháp, đồng thời tăng cường lực lượng thú y tại các chốt kiểm dịch để kiểm tra lâm sàng khi phát hiện lợn có dấu hiện bị bệnh, chết; tuyệt đối không để lợn và các sản phẩm từ lợn không có giấy tờ kiểm dịch qua, nhập vào địa bàn tỉnh Long An. Ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo người chăn nuôi không nên nôn nóng tái đàn trong thời điểm hiện tại và hạn chế mua lợn giống từ những tỉnh khác nhập vào địa bàn, nhất là từ những tỉnh đã xuất hiện DTLCP.

 

 

 

Theo: Nhandan.com.vn

 

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Cuối phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đối với nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực xây dựng, sáng 5-6, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thay mặt Thủ tướng Chính phủ tiếp thu các ý kiến chất vấn và giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề mà đại biểu Quốc hội nêu, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Nâng cao chất lượng quy hoạch, bảo đảm sử dụng đất đai hiệu quả

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu giải trình tại phiên chất vấn sáng ngày 5-6.

Khắc phục tình trạng điều chỉnh quy hoạch tùy tiện, giảm áp lực đối với hạ tầng đô thị

Về tình trạng điều chỉnh quy hoạch tùy tiện ở các đô thị hiện nay mà một số đại biểu nêu, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết điều chỉnh quy hoạch là một nội dung, nhiệm vụ trong hoạt động quy hoạch và trong quá trình thực hiện quy hoạch.

Điều chỉnh quy hoạch là do những yêu cầu khách quan và chủ quan của các chủ thể liên quan đến hoạt động quy hoạch, gồm: Điều chỉnh quy hoạch do Nhà nước yêu cầu (chất lượng quy hoạch kém); Điều chỉnh quy hoạch do người dân yêu cầu (không phù hợp quyền lợi của người dân); Điều chỉnh quy hoạch do nhà đầu tư yêu cầu.

Tuy nhiên, thời gian gần đây dư luận xã hội, cử tri và ĐBQH đang rất bức xúc về tình trạng điều chỉnh quy hoạch chạy theo nhà đầu tư, điều chỉnh tùy tiện như: nâng tầng cao, nâng mật độ xây dựng làm gia tăng dân số, giảm không gian công cộng,… gây quá tải lên hệ thống hạ tầng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.

Để khắc phục tình trạng này, Phó Thủ tướng cho biết, thời gian tới Chính phủ sẽ yêu cầu Bộ Xây dựng, các địa phương thanh tra, kiểm tra rà soát lại các quy hoạch điều chỉnh, xem xét xử lý nghiêm với các quy hoạch điều chỉnh tùy tiện, không đáp ứng yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn quy hoạch và không bảo đảm cảnh quan kiến trúc theo đúng quy định pháp luật. Cho dừng thực hiện với các quy hoạch điều chỉnh vi phạm quy chuẩn, tiêu chuẩn đang thực hiện hoặc chưa thực hiện. Đồng thời có các giải pháp đầu tư hạ tầng để đáp ứng yêu cầu gia tăng dân số và xử lý nghiêm cán bộ vi phạm.

Riêng đối với tình trạng gia tăng dân số, gây áp lực lên hạ tầng tại các đô thị, Phó Thủ tướng cho biết xu hướng tập trung hóa đô thị đang tăng nhanh. Trong đó, người dân có xu hướng dịch chuyển về các đô thị lớn để tìm kiếm việc làm, chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Đặc biệt tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, mỗi năm ước tính tốc độ tăng dân số cơ học khoảng 200 nghìn người, 5 năm tăng thêm một triệu người, bằng với dân số của một đô thị trung bình. Mặt khác dân số tại các quận nội thành ở hai thành phố này hiện đang rất cao, trung bình khoảng 1,2 triệu người.

Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng hạ tầng không theo kịp tốc độ tăng dân số, là nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông, tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cấp – thoát nước, xử lý nước thải, …), gây ô nhiễm môi trường. Các yếu tố này đều gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp cả trước mắt và lâu dài. Theo Phó Thủ tướng, trước mắt cần thực hiện một số giải pháp như: Kiểm soát chặt chẽ nhà cao tầng, mật độ xây dựng; Quy hoạch các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng với hạ tầng đồng bộ, hiện đại để thu hút người dân; Bố trí nguồn lực để chuyển các cơ sở ô nhiễm, trụ sở cơ quan nhà nước. Riêng tại Hà Nội, Phó Thủ tướng cho biết Thủ tướng đã yêu cầu TP Hà Nội điều chỉnh quy hoạch phía bắc để xây dựng các khu đô thị mới với hạ tầng hiện đại, giảm áp lực cho các quận nội thành.

Bên cạnh đó, cần triển khai các giải pháp dài hạn, như: Xây dựng chiến lược phát triển đô thị quốc gia; Phát triển đồng bộ hệ thống đô thị với phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế; chú trọng đầu tư hạ tầng nhằm tạo ra các khu đô thị đồng bộ, hiện đại, hấp dẫn người dân.

Các đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn sáng ngày 5-6.

Bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả

Trong phiên chất vấn thuộc lĩnh vực xây dựng, ĐBQH nêu tình trạng quy hoạch treo, dự án treo đang diễn ra ở nhiều địa phương gây ảnh hưởng tới quyền lợi và cuộc sống của người dân trong vùng quy hoạch (người dân không thể làm nhà vì vướng quy hoạch, đi nơi khác cũng không được vì nhà nước không có nguồn lực để giải phóng mặt bằng,...), làm lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, gây bức xúc trong xã hội.

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, nguyên nhân của tình trạng trên trước hết là do chất lượng của quy hoạch thấp, thiếu tính dự báo, thiếu căn cứ kế hoạch; quy hoạch nhu cầu sử dụng đất vượt quá khả năng đáp ứng của các nguồn lực.

Mặt khác, công tác lập quy hoạch chưa gắn với việc xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch nhằm xác định lộ trình, nguồn lực đầu tư phù hợp với từng giai đoạn của quy hoạch để từ đó cho phép người dân được đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong thời hạn chưa thực hiện quy hoạch nhằm sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả.

Công tác quản lý thực hiện quy hoạch thiếu kế hoạch dẫn đến có tình trạng cấp phép dự án tràn lan, theo phong trào không phù hợp với nhu cầu của thị trường về các sản phẩm bất động sản (BĐS). Cùng với đó việc lựa chọn các nhà đầu tư thiếu năng lực về quản lý và tài chính cũng là nguyên nhân dẫn đến dự án treo.

Để khắc phục tình trạng này và bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, Phó Thủ tướng cho rằng trước hết phải tập trung đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch gắn với nâng cao chất lượng quy hoạch.

Để thực hiện, cần có cơ chế để lựa chọn được các nhà tư vấn giỏi, có kinh nghiệm lập quy hoạch, và phải lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực theo đúng quy định. Đồng thời thường xuyên rà soát, cập nhật thông tin về quy hoạch, công khai quy hoạch và lắng nghe ý kiến người dân trong việc lập quy hoạch cũng như trong điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.

Bên cạnh đó, sau khi có quy hoạch được phê duyệt, các địa phương cần phải chủ động lập kế hoạch thực nghiệm quy hoạch (theo Nghị quyết 11 của Chính phủ). Trong đó xác định rõ lộ trình nguồn lực đầu tư (vốn ngân sách hay vốn xã hội) và các dự án ưu tiên để triển khai thực hiện.

Phải gắn việc xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch với việc thực hiện Chiến lược nhà ở quốc gia, phải xác định cơ cấu các sản phẩm BĐS hợp lý. Đặc biệt phải chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp để đáp ứng yêu cầu cải thiện nhà ở cho các đối tượng chính sách, cho người nghèo, cho người thu nhập thấp. Đây là một nhân tố bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, đồng thời cũng là nhân tố bảo đảm cho thị trường BĐS phát triển bền vững. Trong đó, thị trường BĐS phải theo nhu cầu, đáp ứng nhiều đối tượng trong xã hội.

Cuối cùng, cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện quy hoạch, phát hiện những bất cập và xử lý kịp thời các vi phạm. Kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ theo quy định do lỗi của nhà đầu tư, đồng thời xử lý trách nhiệm các cán bộ quản lý gây ách tắc đến tiến độ, gây thiệt hại cho nhà nước, đầu tư.

 

 

 

Theo: Nhandan.com.vn

 

PAKN_QG.jpg

2

Văn bản mới

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024


Điện thoại hữu ích

 

- Trưởng Ban Biên tập:

Bùi Văn Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện 

+ Số điện thoại: 02183.861.179

 

- Phó Ban Biên tập: 

Nguyễn Quốc Tiệp -  Chánh văn phòng HĐND&UBND huyện
+ Số điện thoại: 02183.861.268

 

Xem tiếp:

 

 LCT UBND1

 

VBChidaodh1

 

TLkyhophdnd

 congkhai ngansach

 

BCthogke1

 

bcnsach

 

BAOCAOKINTEXAHOI

 

sangkien1

faceCTTĐT Link1

Vanbanduthao

 

 HD-dichvucongtr1
 

phan anh kien nghi 

BDT Dang CS

 

 vietnamplus
 CongthongtinCP
 CTTDT

hat doi 

 covid4 2 23

 

bhxh bhyt

 

Thống kê truy cập

10551131
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng sau
Tất cả các ngày
1945
4690
14067
1138902
97498
142021
10551131

Your IP: 18.97.14.86
2025-04-23 12:34

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN LẠC SƠN

Ban do hanh chinh lacson

 Gioithieu Licsuvanhoa Dieukientunhien Dinhhuongpht Cocautochuc chucnangnhiemvu quychelamviec dscanbo cqdvihuyen xatt

6 Jun 2018 074953 GMT72928612-a2ca-4865-9f08-8b10dbba5aef Duongdaynongtinh Duongdaynongtinh-ttra

Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction