banner

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Tại phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 10-6, các đại biểu Quốc hội (QH) cơ bản đồng tình và đánh giá cao Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật. Tuy nhiên, đối với vấn đề thu hút và trọng dụng nhân tài, một số đại biểu QH cho rằng, cần phải bổ sung những tiêu chí cơ bản để xác định thế nào là nhân tài, đồng thời phải bảo đảm công bằng trong thu hút người tài.

Nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm vấn đề thu hút, trọng dụng người tài

Đại biểu Quốc hội Y Khút Niê (Đác Lắc).

Cần có khung tiêu chí để xác định người tài

Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng việc thu hút, trọng dụng nhân tài không phải là vấn đề mới, từ xưa ông cha ta đã làm và gọi họ là “nguyên khí quốc gia”, và Đảng, Nhà nước luôn ưu tiên và có các chính sách để thu hút người tài vào làm việc trong bộ máy. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức lần này được cụ thể hóa thêm về chính sách (được thể hiện trong dự thảo Luật) đối với nhân tài là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, nhân tài là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong xã hội và đang có nhiều quan niệm khác nhau về nhân tài nhưng chưa có văn bản nào của Đảng và Nhà nước xác định rõ ràng về khái niệm nhân tài.

Đại biểu Tô Văn Tám đề nghị, nên bổ sung vào dự thảo Luật nội dung quy định những tiêu chí cơ bản để xác định thế nào là nhân tài, để từ đó làm căn cứ cho Chính phủ quy định chi tiết cơ chế, chính sách phát triển, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài. Đồng thời, nêu phương thức phát hiện nhân tài theo hướng tuyển chọn tiến cử đào tạo, bồi dưỡng nhân tài.

Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám (Kon Tum).

Còn đại biểu Y Khút Niê (Đác Lắc) bày tỏ sự băn khoăn đối với trường hợp tuyển dụng người có tài năng quy định trong dự thảo Luật, và đề nghị cần làm rõ tiêu chí người có tài năng, thậm chí cần bổ sung về khái niệm, các tiêu chí cụ thể đối với người có tài năng trong dự thảo Luật để khi luật ban hành có thể được áp dụng một cách thống nhất. Từ đó, tránh được tình trạng luật quy định chung chung mỗi nơi hiểu một kiểu, dẫn đến việc xét tuyển công chức một cách tùy tiện, không bảo đảm người thực sự có tài năng vào trong các cơ quan của nhà nước.

Phân tích về vấn đề này, đại biểu Võ Thị Như Hoa (Đà Nẵng) cho rằng, nếu quy định như trong dự thảo Luật đồng nghĩa với việc có nhiều người đứng đầu được giao thẩm quyền quy định chế độ sử dụng, đãi ngộ người có tài năng. Việc giao như dự thảo Luật dẫn đến nhiều cơ quan, đơn vị cùng ban hành quy định về chế độ sử dụng, đãi ngộ người có tài năng, dẫn đến việc áp dụng thiếu đồng bộ, thống nhất. Hơn nữa, quy định về chế độ sử dụng người có tài năng phải là quy định mang tính chất quy phạm pháp luật.

Do đó, đại biểu Võ Thị Như Hoa đề nghị cần thiết phải có khái niệm thế nào là người có tài năng. Đồng thời Chính phủ chỉ quy định tiêu chí để thu hút người có tài năng, còn thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chế độ sử dụng, đãi ngộ đối với người có tài năng sau khi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua. Việc giao nội dung này cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành để áp dụng thống nhất tại địa phương sẽ bảo đảm việc thực hiện hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Đồng thời, cũng phù hợp với thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL.

Đại biểu Quốc hội Võ Thị Như Hoa (Đà Nẵng).

Tạo cơ chế thu hút người tài nhưng phải bảo đảm công bằng

Về vấn đề này, theo đại biểu Hà Thị Minh Tâm (Hà Nam), thực tế có một số địa phương làm tốt như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Song, việc các địa phương chủ động ban hành chính sách dẫn đến hiện tượng mất cân đối nguồn nhân lực giữa các địa phương, vùng miền do không có khung tiêu chí chung về vấn đề này. Hiện tượng vừa thừa, vừa thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và người tài năng tham gia hoạt động trong bộ máy nói riêng, dẫn đến sự mất cân đối. Vì vậy, đại biểu Hà Thị Minh Tâm đề nghị cần có khung tiêu chí để xác định người tài năng và những chính sách cơ bản quy định ngay trong luật vừa để phân bổ hợp lý nguồn nhân lực, vừa giữ chân người tài trong bộ máy và không gây lãng phí, thiếu nhân lực làm việc.

Góp ý kiến, đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) cho rằng, đối với tiêu chí xác định người có tài năng trong hoạt động công vụ, cần lưu ý không chỉ người có tài năng được phát hiện trong tuyển dụng vào cơ quan nhà nước mà chúng ta cần quan tâm đến đối tượng khi vào hoạt động công vụ có tài năng, cống hiến nên được áp dụng chính sách này. Do đó, với tiêu chí, tiêu chuẩn người tài năng, cần quan tâm những người không chỉ giỏi về chuyên môn mà cần bảo đảm hài hòa về đức độ, tài năng mới có thể cống hiến và phục vụ tốt cho đất nước.

Bên cạnh đó, ngoài quy định có nguyên tắc chung cần có quy định mang tính chất linh hoạt để thu hút, trọng dụng và đãi ngộ phù hợp với vùng miền, nhất là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để có cơ chế thu hút người tài vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng áp dụng nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Cần có cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tránh lạm dụng chính sách, do đó cần nghiên cứu cơ chế quản lý công chức là người có tài năng phù hợp thực tiễn đối với nước ta. Đáng lưu ý là, hiện chúng ta chưa có quy định về cơ chế quản lý người tài năng.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp).

Đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) cho rằng, cần quy định cụ thể những nguyên tắc chung về tuyển dụng người tài thực sự như sinh viên, chuyên gia trong nước, ngoài nước, có tiêu chuẩn cụ thể để phòng ngừa không phải là người tài mà vẫn được ưu ái, ưu đãi như người tài sẽ không công bằng với các đối tượng khác. Phương thức tuyển dụng công chức qua xét tuyển đối với cán bộ khoa học trẻ, người có tài năng phải cần hiểu rõ như thế nào là "khoa học trẻ và người có tài năng" để có sự phân biệt, phòng ngừa tuyển tràn lan, không thông qua thi tuyển sẽ không công bằng với các đối tượng khác.

Còn đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) đề nghị cần phải ban hành một đạo luật về chính sách trọng dụng nhân tài, vì đây là chính sách lớn, không thể bó hẹp trong một điều của một đạo luật. Chính sách này phủ lên rất nhiều lĩnh vực với nhiều đối tượng, không thể thu hút riêng trong khu vực nhà nước được. Viên chức cũng có thể trọng dụng nhân tài được, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các lĩnh vực khoa học, công nghệ, y tế, giáo dục... đều cần trọng dụng nhân tài, không riêng gì cán bộ, công chức.

Tất cả mọi công dân Việt Nam nếu như có tài năng đều được trọng dụng”, đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh.

 

 

 

Theo: Nhandan.com.vn

 

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Với 86,78% tổng số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 81/2014/QH13 ngày 21-11-2014 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.


Quốc hội đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung về việc thi hành Luật Tổ chức TAND. (Ảnh: BL)
 

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, chiều 10/6, Quốc hội nghe Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội và biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 81/2014/QH13 ngày 24-11-2014 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tổ chức tòa án nhân dân (TAND).

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, qua thảo luận tại tổ và tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đều tán thành cao với sự cần thiết phải ban hành, phạm vi điều chỉnh và nội dung dự thảo Nghị quyết.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhận thấy, việc thiếu nguồn bổ nhiệm Thẩm phán TAND Tối cao là vấn đề cấp bách đang phát sinh trong thực tiễn thi hành Luật Tổ chức tòa án nhân dân, nếu không được giải quyết kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao và việc kiện toàn lãnh đạo TAND Tối cao.

Do đó, UBTVQH đã xin phép Quốc hội cho bổ sung nội dung này vào chương trình kỳ họp và đã được Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 6-6. UBTVQH xin Quốc hội cho phép ban hành Nghị quyết này theo trình tự, thủ tục rút gọn theo “trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn” quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

UBTVQH cũng nhận thấy, những khó khăn trong việc thiếu nguồn bổ nhiệm Thẩm phán TAND Tối cao chỉ phát sinh trong giai đoạn quá độ hiện nay khi chuyển giao giữa Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 với Luật mới năm 2014. Từ năm 2022 trở đi thì nguồn Thẩm phán cao cấp để bổ nhiệm Thẩm phán TAND Tối cao được bảo đảm, đáp ứng được yêu cầu của công tác cán bộ. Vì vậy, từ năm 2022 trở đi sẽ không phải sửa Nghị quyết số 81 và cũng không cần thiết sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 69 Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014.

Trước ý kiến đề nghị để bảo đảm chất lượng Thẩm phán TAND Tối cao thì cần quy định thêm điều kiện để được xem xét, bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND Tối cao theo Nghị quyết này là đã giữ ngạch Thẩm phán cao cấp tối thiểu là 12 tháng, 30 tháng hoặc 36 tháng.

UBTVQH lưu ý, Chánh án TAND Tối cao trong quá trình tổ chức thực hiện, khi lựa chọn các nhân sự cụ thể cần cân nhắc thận trọng, bảo đảm đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn luật định nhưng chú ý lựa chọn những người đã có thời gian nhất định giữ ngạch Thẩm phán cao cấp, đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán TAND Tối cao, tránh bổ nhiệm những người có thời gian giữ ngạch thẩm phán cao cấp quá ngắn”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu.

Kết quả biểu quyết cho thấy, có 445 đại biểu tham gia biểu quyết, trong đó có 420 đại biểu tán thành (chiếm 86,78%); 19 đại biểu không tán thành (chiếm 3,93%); số đại biểu không tham gia biểu quyết là sáu (chiếm 1,24%).

Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 81/2014/QH13 ngày 21/11/2014 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân gồm một số điều. Trong đó, Nghị quyết quy định, kể từ ngày 10-6-2019 đến ngày 1-2-2022, cho phép Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong đó có từ nguồn Thẩm phán cao cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện luật định nhưng chưa đủ 5 năm làm Thẩm phán cao cấp.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/6/2019./.

 

 

Theo: Dangcongsan.vn

 

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Trong Nghị quyết chung tại kỳ họp lần này, Quốc hội sẽ giao Chính phủ nghiên cứu tăng hình thức xử phạt đối với lái xe uống rượu bia.


Tổng thư ký Quốc Hội Nguyễn Hạnh Phúc thông tin tại buổi họp báo. (Ảnh: Hoàng Ngân)

Thông tin trên được Tổng thư ký Quốc Hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết tại buổi họp báo thông tin rõ về kết quả biểu quyết lấy ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về một số nội dung gây tranh cãi của Luật Phòng chống tác hại rượu bia.

Theo đó ngày 3/6, Quốc hội đã lấy ý kiến ĐBQH về hai phương án của quy định liên quan đến việc uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện giao thông gồm: "Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông" hoặc "cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn".

Kết quả cho thấy không phương án nào được lựa chọn đạt quá bán số phiếu biểu quyết. Cụ thể, có 48,76% đại biểu đồng ý phương án 1; 49,59% đại biểu đồng ý phương án 2.

Theo Tổng thư ký Quốc hội, liên quan đến vấn đề này, dư luận trên mạng những ngày gần đây cho rằng ĐBQH không đồng tình với việc biểu quyết tăng nặng hình phạt đối với lái xe uống rượu bia. “Đây là cách hiểu sai. Các phương án không nhận được sự đồng tình của ĐBQH sẽ không đưa vào dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia, các quy định xử phạt vi phạm vẫn được áp dụng trong các luật liên quan”, Tổng thư ký Quốc hội cho biết.

Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, trong quá trình xây dựng Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, Quốc hội chọn vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau để tham khảo, xin ý kiến Quốc hội theo quy định. Việc xin ý kiến các đại biểu là để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Dự thảo Luật chứ không phải biểu quyết thông qua Luật.

Tổng thư ký Quốc hội cũng cho biết, tới đây trong Nghị quyết chung tại kỳ họp lần này, Quốc hội sẽ đưa vào nội dung giao Chính phủ nghiên cứu tăng hình thức xử phạt. “Ví dụ, không chỉ tước giấy phép lái xe từ 3-6 tháng mà có thể tăng lên từ 5-10 năm, thậm chí tước vĩnh viễn để mang tính răn đe”, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho hay.

Liên quan tới vấn đề xử phạt hành vi vi phạm nồng độ cồn, Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, nhiều ý kiến cho rằng quy định trong Nghị định 46 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt chưa đủ mạnh.Bởi vậy sắp tới, Chính phủ sẽ nghiên cứu sửa đổi không chỉ Luật Giao thông đường bộ mà cả Luật Giao thông đường sắt, Luật Giao thông đường thủy... để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn. Ngay khi Luật chưa thể sửa có thể điều chỉnh hình thức xử phạt trong Nghị định.

Trả lời câu hỏi có thông tin cho rằng, có đại biểu Quốc hội bị “tác động” bởi lợi ích nhóm khi xây dựng dự luật Phòng chống tác hại của rượu, bia; đồng thời có một số ĐBQH được doanh nghiệp sản xuất rượu bia mời đi nước ngoài tham quan và khi về nước có những phát biểu mang tính chất bảo vệ ngành sản xuất rượu bia, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết: “Không thể có chuyện “lobby” được gần 500 đại biểu. Nếu doanh nghiệp có mời thì chắc được một vài người khảo sát chứ không thể tác động tới tất cả. Bên cạnh đó quy trình xây dựng văn bản pháp luật rất chặt chẽ nên có muốn lobby cũng không được", Tổng Thư ký Quốc hội nói./.

 

 

Theo: Dangcongsan.vn

 

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực

Theo các đại biểu, quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác là phù hợp và cần thiết để răn đe cán bộ, công chức.


Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật  Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. (Ảnh: quochoi.vn)
 

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV, chiều ngày 10/6, Quốc hội họp phiên toàn thể hội trường, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Thảo luận tại hội trường, đa số ý kiến phát biểu cơ bản đồng tình với Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức tán thành với với sự cần thiết ban hành luật. Đồng thời nhấn mạnh đây là dự án luật quan trọng để kịp thời cụ thể hóa chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khắc phục những bất cập trong pháp luật hiện hành, được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm.

Các đại biểu đã thảo luận về nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức như: Hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu, về hình thức kỷ luật giáng chức, thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức; thực hiện chế độ hợp đồng đối với viên chức tuyển dụng mới, hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức đã nghỉ hưu, thời hiệu xử lý kỷ luật đối với viên chức…

Về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu, nhiều đại biểu cho rằng, quy định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác là phù hợp với thực tiễn. Vì thời gian qua có nhiều trường hợp nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện sai phạm nhưng không xử lý kỷ luật được do vướng luật. Dự thảo bổ sung là cần thiết nhằm phòng ngừa, răn đe các cán bộ, công chức khi làm việc phải đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân, cơ quan, đơn vị không được sai phạm.

Đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, việc bổ sung nội dung trên là phù hợp với thực tiễn vì thời gian qua nhiều trường hợp nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện sai phạm nhưng tổ chức gặp khó trong xử lý kỷ luật do luật hiện hành chưa quy định cụ thể. Đây là quy định cần thiết để răn đe cán bộ, công chức, sao cho khi làm việc phải đề cao trách nhiệm cá nhân.

Ở một khía cạnh khác, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Phó Ban Dân nguyện của Quốc hội lại cho rằng, người nghỉ hưu có thể bị xử lý kỷ luật về Đảng, thậm chí kỷ luật xóa tên, có thể bị xử lý về hình sự nhưng lại xử lý kỷ luật thì không đúng. Vì người đó không còn là công chức, không còn trong cơ quan, đơn vị đó nữa. Nên bỏ quy định này.

Giải trình ý kiến đại biểu, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, qua báo cáo xử lý cán bộ hàng năm, đến nay, Bộ Nội vụ chưa nhận được một hình thức nào xử lý giáng chức, chỉ có giáng cấp với lực lượng vũ trang. Ông đề nghị các đại biểu nghiên cứu thêm để có quy định mang tính khả thi về hình thức giáng chức.

Về việc xử lý đối với cán bộ, công chức đã nghỉ hưu mà có vi phạm trong thời gian đương chức, Bộ trưởng cho biết, luật quy định đối với cả viên chức nếu có vi phạm trong thời gian còn công tác khi nghỉ hưu vẫn xem xét, xử lý bình đẳng như nhau. Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm về vấn đề này để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tính pháp lý của các hình thức xử lý kỷ luật sau khi đã thôi làm nhiệm vụ, nghỉ hưu.

Liên quan đến quy định tuyển dụng đối với người có tài năng, nhiều đại biểu cho rằng, việc giao quy định như dự thảo sẽ khiến cho nhiều cơ quan cùng ban hành chế độ sử dụng, đãi ngộ người có tài năng dẫn đến việc áp dụng thiếu đồng bộ thống nhất. Hơn nữa quy định về chế độ sử dụng, đãi ngộ người có tài năng phải là quy định mang tính chất quy phạm. Do đó, các đại biểu cũng đề nghị luật cần có khái niệm thế nào là người có tài năng và Chính phủ quy định tiêu chí để thu hút người có tài năng và giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chế độ sử dụng, đãi ngộ đối với người có tài năng sau khi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.

Theo đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum), nhân tài là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong xã hội và có nhiều quan điểm khác nhau về nhân tài nhưng chưa có văn bản nào xác định rõ ràng thống nhất về khái niệm nhân tài. Đại biểu đề nghị cần luật hóa những quan điểm, tư tưởng về nhân tài và phải bổ sung vào điều 6 dự thảo Luật và có quy định về tiêu chí cơ bản để xác định thế nào là nhân tài, có căn cứ cho Chính phủ quy định chi tiết cơ chế, chính sách phát hiện, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài; nêu phương thức phát hiện nhân tài theo hướng tuyển chọn tiến cử đào tạo bồi dưỡng nhân tài.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, qua thảo luận các đại biểu cơ bản tán thành với Tờ trình xây dựng luật , Báo cáo thẩm tra, cơ bản nhất trí với phạm vi sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó cũng có ý kiến đề nghị Chính phủ, các cơ quan hữu quan cần tiếp tục nghiên cứu một số nội dung khác để có quy định phù hợp như vấn đề liên thông trong công tác cán bộ, vấn đề phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý hơn, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Các nội dung liên quan đến quyền tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập, khái niệm tiêu chí đánh giá về người có tài năng, làm rõ thời hiệu và các vấn đề liên quan đến giá trị pháp lý đối với việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đã nghỉ hưu, cho thôi việc hoặc chuyển công tác; vấn đề kiểm định chất lượng đầu vào của tuyển chọn công chức…

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cần bám sát, thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, sâu sắc hơn các nghị quyết của Đảng, giải quyết được những vướng mắc, tồn tại đang đặt ra hiện nay; cần có đánh giá tác động của những chính sách mới kỹ hơn, toàn hiện hơn./.

 

 

 

Theo: Dangcongsan.vn

 

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Sau hai ngày rưỡi làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, trưa 6-6, Quốc hội đã hoàn thành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 đối với bốn nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện.

Kết thúc phiên chất vấn: Thành viên Chính phủ trả lời trực tiếp, không né tránh

Toàn cảnh phiên chất vấn tại Quốc hội sáng 6-6.

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã thay mặt Chính phủ làm rõ thêm những vấn đề thuộc trách nhiệm điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của một số đại biểu Quốc hội. Cùng tham dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí và một số Bộ trưởng thành viên của Chính phủ có liên quan.

Kết luận phiên chất vấn của kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá: Kết quả phiên chất vấn cho thấy tại kỳ họp này các nội dung chất vấn rất đúng và trúng những vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội mà nhân dân và cử tri cả nước cũng như các vị đại biểu Quốc hội quan tâm. Tham gia phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp đã có 230 lượt đại biểu tham gia chất vấn và tranh luận.

“Phiên chất vấn diễn ra trong không khí sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và xây dựng. Các đại biểu Quốc hội đã nêu câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, tập trung, đi thẳng vào các vấn đề chất vấn, nhiều đại biểu Quốc hội đã tranh luận làm rõ thêm những vấn đề quan tâm, đồng thời thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế với mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục có những giải pháp phù hợp để khắc phục”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Theo Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân, về cơ bản các vị đại biểu Quốc hội hài lòng với những nội dung trả lời của các thành viên Chính phủ cũng như trưởng ngành. Các thành viên Chính phủ trả lời trực tiếp vào những vấn đề được hỏi trong kỳ họp lần này, không né tránh những vấn đề khó, phức tạp và đã giải trình làm rõ thêm những vấn đề đại biểu nêu. Đồng thời, nghiêm túc, thẳng thắn nhận trách nhiệm về những mặt còn tồn tại, hạn chế của ngành, của lĩnh vực và cam kết khắc phục để tạo ra một sự chuyển biến tích cực trong thời gian tới.

Mặc dù thời gian chất vấn và trả lời chất vấn có giảm hơn so với các kỳ họp trước, nhưng số lượng các đại biểu tham gia và khối lượng câu hỏi chất vấn lại tăng lên. Điều đó cho thấy hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội tiếp tục được cải tiến và vẫn luôn là một nội dung trọng tâm của kỳ họp được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận định, các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội một mặt thể hiện vai trò, trách nhiệm, quyền giám sát của Quốc hội nhưng mặt khác cũng chính là sự đồng hành, chia sẻ với những khó khăn trong công tác quản lý, điều hành của Chính phủ, đồng thời cũng là những gợi ý, bổ sung những giải pháp vào chương trình kế hoạch của Chính phủ, các bộ, ngành để hướng tới giải quyết hiệu quả những tồn tại, hạn chế, đáp ứng niềm tin và sự mong đợi của nhân dân và cử tri cả nước.

Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nói: “Quốc hội hoan nghênh sự nghiêm túc, cầu thị, trách nhiệm cao của Chính phủ, các vị Bộ trưởng, trưởng ngành trong việc trả lời chất vấn và thực hiện những điều đã cam kết trước Quốc hội và cử tri cả nước từ những kỳ họp trước cũng như tinh thần của kỳ họp lần này”.

Thời gian chất vấn và trả lời chất vấn có hạn, có nội dung đã được trao đổi, trả lời tương đối cụ thể nhưng còn nhiều nội dung cần tiếp tục được làm rõ trong thời gian tới. Các nội dung cụ thể về từng lĩnh vực đã được kết luận tại mỗi phiên chất vấn. Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các cấp, ngành nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc ý kiến của đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp, triển khai đồng bộ các giải pháp thiết thực nhằm tạo sự chuyển biến tích cực đối với các lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, trên cơ sở chất vấn của đại biểu Quốc hội và sự trả lời của các thành viên Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghiêm túc nghiên cứu chuẩn bị Nghị quyết để trình Quốc hội xem xét thông qua vào cuối kỳ họp này, làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện và giám sát việc thực hiện, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của cử tri và nhân dân.

 

 

 

Theo: Nhandan.com.vn

 

PAKN_QG.jpg

2

Văn bản mới

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024


Điện thoại hữu ích

 

- Trưởng Ban Biên tập:

Bùi Văn Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện 

+ Số điện thoại: 02183.861.179

 

- Phó Ban Biên tập: 

Nguyễn Quốc Tiệp -  Chánh văn phòng HĐND&UBND huyện
+ Số điện thoại: 02183.861.268

 

Xem tiếp:

 

 LCT UBND1

 

VBChidaodh1

 

TLkyhophdnd

 congkhai ngansach

 

BCthogke1

 

bcnsach

 

BAOCAOKINTEXAHOI

 

sangkien1

faceCTTĐT Link1

Vanbanduthao

 

 HD-dichvucongtr1
 

phan anh kien nghi 

BDT Dang CS

 

 vietnamplus
 CongthongtinCP
 CTTDT

hat doi 

 covid4 2 23

 

bhxh bhyt

 

Thống kê truy cập

10550834
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng sau
Tất cả các ngày
1648
4690
13770
1138902
97201
142021
10550834

Your IP: 18.97.14.86
2025-04-23 10:47

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN LẠC SƠN

Ban do hanh chinh lacson

 Gioithieu Licsuvanhoa Dieukientunhien Dinhhuongpht Cocautochuc chucnangnhiemvu quychelamviec dscanbo cqdvihuyen xatt

6 Jun 2018 074953 GMT72928612-a2ca-4865-9f08-8b10dbba5aef Duongdaynongtinh Duongdaynongtinh-ttra

Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction