banner

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Ngày 30/5/2019, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

toan canh 30 5-18 38 36 990

Quốc hội thảo luận tại hội trường

Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở Hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017. Theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp. Phiên thảo luận được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, theo dõi. 

Trong quá trình thảo luận đã có 52 đại biểu phát biểu ý kiến, 4 đại biểu tranh luận. Đa số ý kiến đại biểu đồng tình với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; tình hình những tháng đầu năm 2019 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. 

Về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018: Nhiều đại biểu đánh giá cao công tác chỉ đạo và việc thực hiện linh hoạt, quyết liệt các biện pháp điều hành của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương; sự giám sát thường xuyên của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 đã đạt được những kết quả tích cực, kinh tế vĩ  mô được duy trì ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08%, cao nhất kể từ năm 2008. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến của đại biểu đã phân tích làm rõ thêm nguyên nhân khách quan, chủ quan của kết quả đạt được năm 2018, nhất là những yếu tố tích cực có tính chất đột biến, dài hạn nhằm phục vụ tốt công tác điều hành những năm tiếp theo. Một số ý kiến của đại biểu tập trung về những nội dung cụ thể như: công tác xây dựng thể chế; tình hình thu - chi ngân sách còn thiếu tính bền vững, phụ thuộc vào các nguồn thu ngắn hạn; việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm; số lượng doanh nghiệp tạm ngừng đăng ký kinh doanh, hoạt động hoặc giải thể tăng cao; việc rà soát, loại bỏ thủ tục, điều kiện kinh doanh bất hợp lý, cải cách môi trường kinh doanh chưa thực chất; hoạt động thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, trong đó có công tác tổ chức thi Tốt nghiệp Phổ thông Quốc gia còn để xảy ra vi phạm nghiêm trọng; vẫn còn tình trạng trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tình trạng tội phạm xâm hại trẻ em diễn ra nghiêm trọng, nhiều vụ án thương tâm, gây bức xúc và lo lắng trong xã hội; tình hình, diễn biến của các vụ án tàng trữ, vận chuyển, buôn bán ma túy với số lượng lớn ngày càng phức tạp; công tác quản lý, xử phạt đối với lái xe sử dụng rượu, bia quá mức cho phép, dương tính với ma túy khi điều khiển phương tiện giao thông...

Về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng đầu năm 2019: Các đại biểu thể hiện sự đồng tình với kết quả đạt được trong những tháng đầu năm; đồng thời, các đại biểu tập trung cho ý kiến về các nội dung sau: vấn đề sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; tình hình dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn châu Phi tác động xấu đến ngành chăn nuôi; đề nghị Chính phủ đánh giá và báo cáo đầy đủ về cơ sở của việc tăng giá bán xăng, điện, tác động đối với CPI và các mặt kinh tế, xã hội; tốc độ giải ngân vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước; việc thực hiện một số công trình, dự án trọng điểm quốc gia còn nhiều vướng mắc; về hoạt động “tín dụng đen”; việc chậm cải thiện quá trình cơ cấu lại và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; việc chậm giải ngân một số dự án giao thông quan trọng quốc gia và tiến độ xử lý các vướng mắc liên quan đến các dự án BOT; giải pháp xử lý dứt điểm gian lận trong thi cử, nâng cao chất lượng, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhà giáo và bạo lực học đường; về việc chậm triển khai công tác xây dựng pháp luật; về diễn biến phức tạp của nhiều vụ giết người man rợ và buôn bán ma túy số lượng lớn...

Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới: Nhiều ý kiến đại biểu cơ bản đồng tình với các nhóm giải pháp nêu trong Báo cáo của Chính phủ, bên cạnh đó, các đại biểu đề nghị cần quan tâm một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau: hoàn thiện thể chế, sớm ban hành văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện có hiệu quả các luật đã được Quốc hội thông qua; giảm bớt thủ tục hành chính, xử lý nghiêm các sai phạm trong tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực đầu tư, xây dựng và giao thông; khuyến khích sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân trong đầu tư xây dựng các dự án quan trọng quốc gia; tập trung thực hiện các giải pháp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, các công trình trọng điểm quốc gia; nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế; triển khai thanh toán không dùng tiền mặt; đẩy nhanh việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; rà soát, điều chỉnh chính sách phù hợp đối với vùng dân tộc thiểu số; đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh ở gia súc, gia cầm; xử lý nghiêm các sai phạm trong công tác tổ chức thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2018, tập trung chỉ đạo và tổ chức tốt kỳ thi Trung học Phổ thông năm 2019; xử lý nghiêm các trường hợp lái xe sử dụng rượu, bia, ma túy khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, các hành vi quấy rối tình dục, xâm phạm trẻ em; triệt phá các nhóm tội phạm về ma túy quy mô lớn; giải pháp điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư phù hợp nhằm thu hút dòng vốn đầu tư FDI chất lượng cao…

Trong quá trình thảo luận, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã giải trình, làm rõ những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm. Phát biểu kết thúc phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, sáng mai 31/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở Hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham gia thảo luận và làm rõ một số vấn đề liên quan đến các lĩnh vực của Bộ, ngành.

Thứ sáu, ngày 31/5, buổi sáng, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở Hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước (truyền hình, phát thanh trực tiếp). Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ./.

 

 

 

Theo: TTXVN

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Theo báo cáo nhanh ngày 29/5 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, mưa lớn tiếp tục gây nhiều thiệt hại về người, tài sản và sản xuất tại Hà Giang và Cao Bằng.

Một nhà dân ở Hà Giang bị hỏng hoàn toàn do thiên tai
(Nguồn: baohagiang.vn).

Cụ thể, theo báo cáo nhanh số 39/BC-VPTT ngày 28/5/2019 của Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang, do mưa lớn trên địa bàn huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì, Bắc Mê, Quang Bình, Mèo Vạc vào sáng 27/5, đã làm 04 người bị thương, hư hại 34 nhà; thiệt hại 27 ha lúa, hoa màu; 22 con gia súc và 120 con gia cầm bị chết; 8.760m3 đất đá đường giao thông bị sạt lở. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 2,3 tỷ đồng.

Tại tỉnh Cao Bằng, theo báo cáo nhanh số 21 và 22/BC-PCTT ngày 28/5/2019 của Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng, do mưa lớn trên địa bàn huyện Nguyên Bình, Trùng Khánh, Bảo Lâm diễn ra từ 4 giờ đến 11 giờ ngày 27/5, đã làm 01 người chết; ngập nước 14 nhà và 155 ha lúa, hoa màu; 20 con gia cầm bị cuốn trôi; một số tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã bị sạt lở. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 65 triệu đồng.

Ngay sau khi thiên tai xảy ra tại Hà Giang và Cao Bằng, chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi người bị nạn, huy động các lực lượng tại chỗ hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại.

Cũng theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp, ngày 29/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa vừa, mưa to; riêng vùng núi có mưa to đến rất to và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Cảnh báo: Trọng điểm của đợt mưa lớn này có khả năng xảy ra ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu,  Sơn La, sau đó mưa to có khả năng mở rộng xuống khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ và khu vực Bắc Trung Bộ.

Ngày 29/5, trên các sông suối ở vùng núi Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh có khả năng xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên trên các sông từ 2-4m; nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1-2.

Để ứng phó với thiên tai, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tiếp tục đôn đốc Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc công văn số 62/TWPCTT ngày 27/5/2019 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai chủ động ứng phó với mưa lũ. Chỉ đạo các đài truyền hình, hệ thống đài truyền thanh và các cơ quan thông tấn, báo chí địa phương tăng cường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn kĩ năng ứng phó tới chính quyền các cấp cơ sở, cộng đồng, người dân trên cơ cở các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền do Ban Chỉ đạo gửi.

Văn phòng Bộ Công an có công điện số 02/CĐ-V01 ngày 28/5/2019 đôn đốc Ban chỉ huy ứng phó biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thực hiện nghiêm túc công tác ứng phó với đợt mưa lớn diện rộng.

Đài Truyền hình Việt Nam đã đưa tin cảnh báo mưa dông diện rộng và cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố tổ chức trực ban, theo dõi diễn biến thiên tai thực hiện nghiêm túc nội dung công văn số 62/TWPCTT của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.

Diễn biến mưa, lũ, dông lốc, sét còn diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai yêu cầu Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Quảng Ninh theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, đặc biệt là mưa có khả năng xảy ra lũ và lũ quét, sạt lở đất, thực hiện nghiêm túc công văn số 62/TWPCTT ngày 27/5/2019 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; thường xuyên báo cáo cập nhật tình hình diễn biến thiên tai về Văn phòng thường trực./.

 

 

 

Theo: Dangcongsan.vn

 

 

 

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Chính phủ đề xuất tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, tuổi nghỉ hưu cần được xem xét tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tính chất lao động...

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, sáng 29/5, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung
trình bày Tờ trình về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Ảnh: ĐT

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã kế thừa Bộ luật Lao động hiện hành, đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định nhận diện về hợp đồng lao động, mở rộng diện bao phủ của Bộ luật. Theo đó, bất kỳ thỏa thuận về việc làm nào mà có đủ 3 dấu hiệu về: Công việc phải làm; tiền lương; có sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động thì dù được thể hiện bằng tên gọi hoặc hình thức hợp đồng nào, ở khu vực kinh tế chính thức hay phi chính thức cũng đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động. 

Dự thảo Bộ luật được bố cục gồm 17 chương, 221 điều (giảm 21 điều so với hiện hành); trong đó: đã sửa đổi, bổ sung 162 Điều, sửa đổi 2 Điều của Luật Bảo hiểm xã hội liên quan đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu.

Mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm

Theo Tờ trình, Dự thảo Bộ luật quy định mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt: Tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành (từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm).

Lý giải về vấn đề này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, việc mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của một bộ phận người lao động. Mức giờ tăng thêm là tương đối phù hợp xét trên tổng hòa các yếu tố về: điều kiện kinh tế-xã hội; tính cạnh tranh của thị trường lao động và thu hút đầu tư; nhu cầu doanh nghiệp; nhu cầu, sức khỏe và yêu cầu bảo vệ tiền lương của người lao động. Mức tăng giờ làm thêm này cũng chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề nhất định và vào các thời điểm nhất định (thời điểm hoàn thành đơn hàng theo mùa, vụ). 

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc tăng giờ làm thêm cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động và có thể gây ra thiếu việc làm do doanh nghiệp không muốn tuyển lao động mới mà huy động người lao động hiện có làm thêm giờ.

Để khắc phục những tác động tiêu cực về làm thêm giờ và bảo bảo đảm sức khỏe trước mắt cũng như lâu dài cho người lao động, dự thảo Bộ luật quy định 4 vấn đề: Chỉ khi người lao động đồng ý thì doanh nghiệp mới được huy động làm thêm giờ; Bảo đảm tổng số giờ làm việc trong một ngày không quá 12 giờ kể cả làm bình thường và làm thêm giờ; Trả lương cao hơn, ít nhất bằng 150% nếu làm thêm giờ vào ngày thường, 200% nếu làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần và 300% nếu làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết. Ngoài ra, dự thảo bổ sung quy định hai bên thỏa thuận trả lương lũy tiến cao hơn mức trên để bảo đảm ổn định và phát triển của doanh nghiệp cũng như bảo vệ quyền lợi tiền lương của người lao động và thúc đẩy thương lượng về tiền lương phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp.

Cùng với đó, Nghị định quy định chi tiết của Chính phủ sẽ quy định 3 nguyên tắc tổ chức làm thêm quá 200 giờ: Doanh nghiệp phải thông báo và được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh; không được huy động người lao động làm thêm giờ trong thời gian dài liên tục và phải bố trí thời gian nghỉ giải lao hợp lý cho người lao động khi làm thêm giờ; quy định rõ các ngành nghề được mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ như một số ngành nghề gia công (dệt, may, da, giày...) và các ngành nghề sản xuất có tính thời vụ (như chế biến nông, lâm, thủy sản).

Chính phủ đề xuất lựa chọn phương án tăng tuổi nghỉ hưu nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi

Về điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay, sửa đổi Bộ luật Lao động lần này nhằm thể chế hóa yêu cầu Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội: "Từ năm 2021, thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu; đối với những ngành nghề đặc biệt, người lao động được quyền nghỉ hưu sớm, hoặc muộn hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung.

Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần có tầm nhìn dài hạn và có lộ trình phù hợp với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thất nghiệp; không gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động; bảo đảm số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số; bình đẳng giới; cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn; xu hướng già hoá dân số; tính chất, loại hình lao động và giữa các ngành nghề, lĩnh vực".

Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW, Chính phủ đã quy định nội dung này trong dự thảo theo 2 phương án trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến:

Phương án 1, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Phương án 2, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với nam và 06 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Đồng thời, dự thảo cũng quy định: Quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt. Quyền nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt.

“Cả hai phương án quy định trong dự thảo đều có lộ trình tăng chậm. Với Phương án 1, thì tuổi nghỉ hưu của nam giới đạt 62 tuổi vào năm 2028 và tuổi nghỉ hưu của nữ giới là 60 tuổi vào năm 2035 (sau 8 năm với nam và sau 15 năm với nữ kể từ năm 2021). Phương án 2 có lộ trình nhanh hơn Phương án 1: tuổi nghỉ hưu của nam đạt 62 tuổi vào năm 2026  và tuổi nghỉ hưu của nữ đạt 60 tuổi vào năm 2030 (sau 6 năm với nam và sau 10 năm đối với nữ kể từ năm 2021).

Chính phủ đề xuất lựa chọn Phương án 1 vì đây là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế”- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Dự thảo Bộ luật còn đề xuất nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung khác như: Vấn đề nghỉ Tết Âm lịch, bổ sung ngày nghỉ lễ hàng năm, điều chỉnh thời giờ làm việc trong ngày; điều chỉnh tiêu chí xác định và điều chỉnh tiền lương tối thiểu; tăng cường tính linh hoạt, tự chủ của doanh nghiệp trong việc thương lượng, thỏa thuận về tiền lương, tiền thưởng; quyền của người lao động trong việc chấm dứt hợp đồng lao động; bảo đảm tốt hơn nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong lao động; bảo đảm quyền lợi của lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới; thúc đẩy cơ chế đối thoại, thương lượng giữa các bên trong quan hệ lao động; đa dạng hóa các phương thức giải quyết tranh chấp lao động trên cơ sở tăng cường việc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, trọng tài; quy định hợp lý về đình công, bảo đảm đình công là phương thức cuối cùng để giải quyết tranh chấp lao động mà người lao động có thể thực hiện một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật khi cần thiết; tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về lao động thông qua việc tăng cường khả năng hoạt động của Thanh tra lao động...

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Chính phủ đề xuất lựa chọn phương án tăng tuổi nghỉ hưu nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Ảnh: ĐT

Báo cáo thẩm tra dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày nêu rõ, Dự án Bộ luật sửa đổi 162 điều, bổ sung 29 điều, bãi bỏ 49 điều ở tất cả các chương, đồng thời sửa đổi 02 Điều của Luật Bảo hiểm xã hội song Tờ trình của Chính phủ mới tập trung thể hiện quan điểm về 06 nội dung cụ thể, còn nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng khác, một số nội dung được thể hiện theo hai phương án nhưng chưa được phân tích đầy đủ và thể hiện quan điểm của Chính phủ. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật các nội dung: Giảm thời giờ làm việc bình thường từ 48 giờ/tuần xuống còn không quá 44 giờ/tuần; quy định về thời giờ làm việc đối với một số công việc đặc thù như lái xe, bảo vệ...; quy định về tổ chức đại diện của người sử dụng lao động.

Để phù hợp với mục tiêu sửa đổi toàn diện, Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo Quốc hội, làm rõ ba vấn đề: Phạm vi và cơ sở của những nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ; sự đồng bộ giữa việc nhận diện đầy đủ những vấn đề mới, những hạn chế, bất cập với việc đề xuất các giải pháp điều chỉnh pháp luật; các xu hướng ý kiến khác nhau và quan điểm của Chính phủ đối với các nội dung sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ.

Cần được xem xét thấu đáo, thận trọng về tăng giờ làm thêm tối đa

Liên quan đến Điều 108 về mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa, Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh cho biết, về vấn đề này có hai loại ý kiến:

Loại ý kiến thứ nhất, đề nghị không tăng giờ làm thêm vì không phù hợp với xu hướng tiến bộ “tăng lương, giảm giờ làm” và các quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân, có thể dẫn đến các hệ lụy xã hội và bất lợi cho người lao động trong bối cảnh các chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đang chững lại, hệ số bất bình đẳng thu nhập (GINI) có xu hướng tăng.

Loại ý kiến thứ hai, tán thành với đề xuất của Chính phủ mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm.

Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội cho rằng, đề xuất chính sách này cần được xem xét thấu đáo, thận trọng trên cơ sở kế thừa, phát triển quan điểm lập pháp qua các thời kỳ, xem xét toàn diện mối quan hệ giữa kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa trên các yếu tố tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, năng suất lao động, thất nghiệp, an toàn lao động, tác động xã hội, năng lực giám sát và xử lý vi phạm, bảo đảm việc làm bền vững và hài hòa lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động, hướng tới việc chấm dứt “nhân công giá rẻ”, “lương không đủ sống” ở các ngành nghề thâm dụng lao động.

Ủy ban đề nghị Chính phủ đánh giá đầy đủ các khía cạnh tác động, lấy ý kiến người lao động, cân nhắc kỹ lưỡng đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về trả lương lũy tiến khi làm thêm giờ, bổ sung danh mục về những “trường hợp đặc biệt” thuộc diện có thể làm thêm giờ đến mức 400 giờ/năm; đồng thời, đánh giá tác động của việc bỏ quy định về giới hạn giờ làm thêm tối đa trong tháng, tác động của việc mở rộng thời gian làm thêm 100 giờ đối với khu vực công và nguồn lực ngân sách để chi trả.

Tuổi nghỉ hưu cần được xem xét tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tính chất lao động, điều kiện lao động

Về tuổi nghỉ hưu (Điều 170), Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh phân tích, Chính phủ đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ nhưng chưa làm rõ tính hợp lý về khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ từ quan điểm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, các biện pháp đặc biệt tạm thời theo tinh thần Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), trong khi khoảng cách tuổi nghỉ hưu cần được xem xét tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tính chất lao động, điều kiện lao động của những nhóm lao động khác nhau và liên quan mật thiết đến nhiều chính sách khác.

Để có đủ thông tin trình Quốc hội xem xét, thảo luận, đề nghị Chính phủ: Phân tích rõ hơn sự phù hợp của việc đề xuất mức tuổi nghỉ hưu 62 với nam, 60 với nữ trên các yếu tố: Tuổi nghỉ hưu so với tuổi thọ trung bình và tuổi thọ mạnh khỏe; mối quan hệ giữa việc tăng tuổi nghỉ hưu và bảo hiểm xã hội; các yếu tố ảnh hưởng khác; Đánh giá toàn diện các tác động tích cực và tiêu cực khi ghi nhận “có quyền nghỉ hưu” thay cho việc “có thể nghỉ hưu”; Đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật, sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan; Lấy ý kiến rộng rãi, nhất là của đối tượng chịu sự tác động để lựa chọn được phương án tối ưu, có phương án truyền thông chính sách căn cơ, nhất quán; Rà soát, thống kê những công việc, ngành nghề có sự khác biệt lớn giữa tuổi nghề và tuổi nghỉ hưu, bổ sung dự thảo Danh mục các công việc, ngành nghề, vị trí việc làm có thể được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn hoặc cao hơn 5 năm.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu thực chất chỉ tác động đến khu vực công, nên cần nghiên cứu phương án điều chỉnh tuổi nghỉ hưu trong các dự án Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức... đang được trình Quốc hội, sẽ không dẫn đến việc phải sửa đổi nhiều văn bản pháp luật.

Cũng trong sáng nay, sau phiên làm việc tại Hội trường, Quốc hội thảo luận ở tổ về việc phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020./.

 

 

 

Theo: Dangcongsan.vn

 

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Sáng 28/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) như: điều chỉnh dự án quan trọng quốc gia từ mức vốn 10 nghìn tỷ lên 20 nghìn tỷ đồng; Quốc hội hay Chính phủ xem xét, quyết định danh mục dự án kế hoạch đầu tư công trung hạn…

Quốc hội thảo luận tại hội trường sáng 28/5. (Ảnh: quochoi.vn)
 

Điều chỉnh có thể không trình Quốc hội dự án nào

Thảo luận về tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia, đại biểu Phạm Văn Tuân (Thái Bình), Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) đề nghị giữ nguyên tiêu chí như quy định luật hiện hành, vì cho rằng việc nâng cao tiêu chí từ 10 nghìn tỷ đồng lên 20 nghìn tỷ đồng là không cần thiết, chưa phù hợp tình hình giai đoạn hiện nay. Luật Đầu tư công hiện hành đã quy định về điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công thực hiện trong trường hợp chỉ số giá có biến động lớn hoặc có điều chỉnh lớn về phân cấp đầu tư công.

Hơn nữa về tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia với tổng mức vốn 10 nghìn tỷ đồng và các mức phân loại dự án A, B, C như quy định hiện hành không phát sinh vướng mắc, ngược lại nếu điều chỉnh như đề xuất của Chính phủ sẽ gây xáo trộn lớn trong chuyển dịch phân loại, quản lý dự án. Trong khi đó, con số 10 nghìn tỷ đồng là những dự án rất lớn phải được Quốc hội thông qua để bảo đảm cho việc theo dõi, giám sát.

Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) và nhiều ý kiến đại biểu khác cũng không đồng tình điều chỉnh dự án quan trọng quốc gia từ mức vốn 10 nghìn tỷ lên 20 nghìn tỷ đồng. Theo lý giải của đại biểu Quang Hàm, mức vốn 10 nghìn tỷ đồng không bất cập, Quốc hội khóa XIII, khóa XIV chỉ có 2 dự án trình Quốc hội; một quốc gia đang phát triển mà 10 năm chỉ có 2 dự án quan trọng là quá ít. Nếu điều chỉnh tăng lên 20 nghìn tỷ có thể không còn dự án nào trình Quốc hội. Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước mà điều chỉnh để Quốc hội không quyết định dự án nào là bất hợp lý.

“Việc lý giải mức vốn 10 ngàn tỷ hiện nay bất hợp lý sau đó tính thêm trượt giá, tăng trưởng, dự báo cho tương lai để đưa lên 20 ngàn tỷ đồng là không thuyết phục. Mức 10 nghìn tỷ giai đoạn trước là cao vì 10 năm chỉ có 2 dự án đạt tiêu chí quan trọng quốc gia. Và bây giờ tính thêm tăng trưởng, trượt giá, dự báo cho tương lai, đưa lên 10 nghìn tỷ là phù hợp. Thực ra mức 10 nghìn tỷ cũng đã là cao so với qui mô chi đầu tư hàng năm của ngân sách trung ương, không tính bổ sung cho địa phương thì chỉ hơn 80 nghìn tỷ đồng”- đại biểu Quang Hàm làm rõ thêm.

Không mất thời gian nếu Chính phủ chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng nguyên tắc

Về thẩm quyền xem xét, quyết định danh mục dự án kế hoạch đầu tư công trung hạn, đây là nội dung còn nhiều ý khác nhau. Nhiều đại biểu Quốc hội, trong đó có đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), Lê Thanh Vân (Cà Mau) đề nghị, Quốc hội quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn bao gồm tổng mức đầu tư, tiêu chí, danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án chi đầu tư từ ngân sách trung ương theo đúng tinh thần của Hiến pháp.

Đại biểu cho rằng, Quốc hội quyết định danh mục, mức vốn cho từng dự án là hoàn toàn khả thi, không mất thời gian nếu Chính phủ chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng nguyên tắc, định hướng và khi đầu tư từ trung ương không dàn trải hàng ngàn công trình như hiện nay mà chỉ tập trung vào một số ít công trình lớn, quan trọng, liên kết vùng miền là những cú huých tạo động lực tăng trưởng.

“Hiện nay, Chính phủ phải trình đi trình lại nhiều lần là do chuẩn bị chưa đạt yêu cầu; Quốc hội hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể từ chối khi Chính phủ chuẩn bị đầy đủ, đúng qui định” - đại biểu Quang Hàm bày tỏ.

Tuy nhiên, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước) và một số đại biểu đề nghị Quốc hội chỉ quyết định tổng mức, nhưng giao Chính phủ quyết định, điều chỉnh danh mục dự án theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn được Quốc hội thông qua. Theo lý giải, nếu để Quốc hội quyết định danh mục dự án và mức vốn bố trí cho từng dự án sẽ dẫn tới mất nhiều thời gian, phát sinh nhiều thủ tục hành chính.

Mặt khác, danh mục dự án cần qua nhiều bước để xác định thông tin nên cần có thời gian, nếu có thay đổi sẽ phải thực hiện các thủ tục báo cáo Quốc hội tại kỳ họp; tính linh hoạt trong điều hành đầu tư công sẽ hạn chế. Vì vậy, để tăng cường phân cấp, đơn giản hóa thủ tục hành chính đề nghị giao Chính phủ thẩm quyền quyết định danh mục dự án, bảo đảm linh hoạt, sát thực tế./.

 

 

 

Theo: Dangcongsan.vn

 

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực

Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đề nghị Bộ Công an sớm hoàn thành các nội dung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm cho việc sản xuất hộ chiếu có gắn chíp điện tử và vận hành, khai thác Cơ sở dữ liệu về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Chiều ngày 28/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh: Hiện nay, công tác quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân được thực hiện theo các văn bản dưới luật là chưa phù hợp với yêu cầu của Hiến pháp. Do vậy, cần thiết phải ban hành Luật này để đáp ứng yêu cầu của Hiến pháp năm 2013.

Xuất phát từ yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý xuất nhập cảnh và triển khai Đề án sản xuất, phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc xây dựng, ban hành Luật này nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách trên, để vừa tạo thuận lợi hơn cho công dân trong hoạt động xuất nhập cảnh và tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thu thập thông tin, dữ liệu, cấp, quản lý và sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh.

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an trình bày Tờ trình về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Ảnh: TL.

Người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền đề nghị cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử

Dự thảo Luật gồm 6 chương 40 điều. Đáng chú ý, Dự thảo Luật quy định: Người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử.

Dự thảo cũng không quy định “nộp hồ sơ” khi đề nghị cấp hộ chiếu mà chỉ quy định điền vào tờ khai theo mẫu hoặc khai qua mạng internet để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thay vì quy định hiện hành người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu ở trong nước nơi thường trú hoặc tạm trú dài hạn, thì dự thảo Luật quy định người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu ở trong nước nếu có căn cước công dân có quyền lựa chọn thực hiện thủ tục tại Công an địa phương nơi thuận tiện nhất.

Theo dự thảo Luật, công dân có quyền lựa chọn nơi nhận hộ chiếu, nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân, tránh thủ tục phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực. Hộ chiếu cấp riêng cho từng người thay vì quy định hiện hành, người chưa đủ 9 tuổi cấp chung với bố, mẹ, thời hạn 05 năm.

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết: Có ý kiến băn khoăn về tính khả thi của các quy định về hộ chiếu có gắn chíp điện tử và quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, nên đề nghị bổ sung quy định chuyển tiếp để có lộ trình thực hiện cho phù hợp, bảo đảm tính khả thi.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh thấy rằng, từ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Sản xuất và phát hành hộ chiếu điện tử Việt Nam”. Do đó, đề nghị Bộ Công an sớm hoàn thành các nội dung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm cho việc sản xuất hộ chiếu có gắn chíp điện tử và vận hành, khai thác Cơ sở dữ liệu về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Tạm hoãn xuất cảnh vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan

Về tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp để ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm (tại khoản 6 Điều 28), Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết: Hiện có 2 loại ý kiến khác nhau:

Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, trường hợp vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm đã được quy định trong luật chuyên ngành và có nhiều lại dịch bệnh không ảnh hưởng đến hoạt động xuất cảnh. Do đó, đề nghị không quy định hạn chế quyền xuất cảnh đối với các trường hợp này trong Luật (gắn với Phương án 2 trong dự thảo Luật).

Loại ý kiến thứ hai cho rằng, đối với các dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm, đặc biệt là một số dịch bệnh mới, lây lan rất nhanh… cần phải tạm hoãn xuất cảnh để phong tỏa vùng dịch, ngăn chặn, dập dịch lây lan ra cộng đồng (gắn với Phương án 1 trong dự thảo Luật).

“Chính phủ đề nghị thực hiện theo loại ý kiến thứ hai gắn với Phương án 1 trong dự thảo Luật”, Bộ trưởng Tô Lâm nói.

Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết:  Ủy ban Quốc phòng và An ninh tán thành với loại ý kiến thứ hai và cho rằng: Việc quy định trường hợp hạn chế xuất cảnh vì lý do dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm nhằm mục đích bảo vệ tính mạng, sức khỏe của công dân; phong tỏa vùng dịch, ngăn chặn, dập dịch lây lan ra cộng đồng; phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và một số Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thống nhất với Luật Biên giới quốc gia, Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng./.

 

 

 

 

Theo: Dangcongsan.vn

 

PAKN_QG.jpg

2

Văn bản mới

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024


Điện thoại hữu ích

 

- Trưởng Ban Biên tập:

Bùi Văn Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện 

+ Số điện thoại: 02183.861.179

 

- Phó Ban Biên tập: 

Nguyễn Quốc Tiệp -  Chánh văn phòng HĐND&UBND huyện
+ Số điện thoại: 02183.861.268

 

Xem tiếp:

 

 LCT UBND1

 

VBChidaodh1

 

TLkyhophdnd

 congkhai ngansach

 

BCthogke1

 

bcnsach

 

BAOCAOKINTEXAHOI

 

sangkien1

faceCTTĐT Link1

Vanbanduthao

 

 HD-dichvucongtr1
 

phan anh kien nghi 

BDT Dang CS

 

 vietnamplus
 CongthongtinCP
 CTTDT

hat doi 

 covid4 2 23

 

bhxh bhyt

 

Thống kê truy cập

10379184
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng sau
Tất cả các ngày
1622
4483
35152
950440
67572
140678
10379184

Your IP: 18.97.9.174
2025-03-15 07:20

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN LẠC SƠN

Ban do hanh chinh lacson

 Gioithieu Licsuvanhoa Dieukientunhien Dinhhuongpht Cocautochuc chucnangnhiemvu quychelamviec dscanbo cqdvihuyen xatt

6 Jun 2018 074953 GMT72928612-a2ca-4865-9f08-8b10dbba5aef Duongdaynongtinh Duongdaynongtinh-ttra

Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction