banner

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định “chưa nhận được thông tin nào liên quan đến việc quan chức góp tiền để xây dựng chùa” và đề nghị đại biểu Quốc hội có thông tin gì thì cung cấp cho Quốc hội, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước để xử lý theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện là thành viên Chính phủ thứ 4 trả lời chất vấn
(Ảnh: KT)

Chiều 5/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, từ 15h00 Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Nguyễn Ngọc Thiện. Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện là thành viên Chính phủ thứ 4 trả lời chất vấn.

Nhóm vấn đề chất vấn với Bộ trưởng gồm: Quản lý, bảo tồn và phát triển di sản văn hoá, quản lý nguồn thu từ các khu di tích, danh lam thắng cảnh, quản lý hoạt động tín ngưỡng, phòng ngừa mê tín dị đoan, việc đầu tư xây dựng và quản lý các công trình tâm linh, quản lý nguồn thu từ hoạt động tín ngưỡng, du lịch tâm linh, công tác quản lý và phát triển du lịch…

Mở đầu phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thông báo có 61 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng.

Không thể hi sinh di sản

Mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (TP Hà Nội) nêu vấn đề: Diễn đàn Kinh tế đã xếp hạng tổng thể năng lực cạnh tranh du lịch của Việt Nam chỉ đứng thứ 67/136 nền kinh tế. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Giải pháp đột phá nào để sớm cải thiện năng lực cạnh tranh du lịch của Việt Nam? Du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh nhưng đề nghị Bộ trưởng cho biết, vì sao tăng trưởng 30% trong năm 2016 và 2017, nhưng 3 tháng đầu năm nay, khách thế giới đến Việt Nam lại tăng chững lại 8,7%? – đại biểu Nguyễn Quốc Hưng nêu hàng loạt câu hỏi.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Văn Quyền (Cần Thơ) đặt câu hỏi cho Bộ trưởng về giải pháp đưa ngành du lịch thực sự trở thành ngành mũi nhọn, ngành đang chiếm 10% GDP của Việt Nam hiện nay. Ông cũng đề nghị Bộ trưởng làm rõ phương hướng phát triển ngành du lịch làm sao để không mâu thuẫn, xung đột với việc giữ gìn an ninh môi trường và bản sắc dân tộc.

Trả lời chất vấn này, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, du lich 3 năm vừa rồi tăng rất nhanh, nhưng 5 tháng đầu năm nay chỉ tăng gần 9%. “Vấn đề này được dự báo trước, năm nay không tăng mạnh như năm trước vì lượng khách Trung Quốc giảm” – Bộ trưởng nói.

Về giải pháp, Bộ trưởng cho biết phải đẩy mạnh các giải pháp như quảng bá, xúc tiến tại các thị trường quan trọng, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

Trả lời đại biểu Nguyễn Văn Quyền, Bộ trưởng cho rằng để ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì phải đến năm 2030. Ông cho rằng phải khắc phục hạn chế của du lịch Việt Nam, đặc biệt là năng lực cạnh tranh của Việt Nam, rồi liên quan đến công tác quảng bá, xúc tiến, hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, quản lý nhà nước về du lịch…

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, để phát triển du lịch bền vững, tức là phát triển du lịch cũng như phát triển ngành kinh tế khác, không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và không phá vỡ di sản văn hóa. Đây là vấn đề lớn trong mối quan hệ bảo tồn phát triển của các nước trên thế giới.

Thời gian qua, chúng ta xây dựng những nhà máy, khu du lịch thì có nơi này, nơi khác cũng ảnh hưởng đến bảo tồn. Trong phần trả lời, Bộ trưởng trích dẫn câu nói của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị toàn quốc liên quan đến công tác bảo tồn văn hóa là: “Tất cả mọi cái đều xây dựng được, làm được, nhưng di sản thì không làm lại được, cho nên không thể hy sinh di sản vì sự phát triển kinh tế”.

Bộ trưởng cũng thừa nhận, thời gian qua, trong quy hoạch, bảo tồn phát triển đang bị coi nhẹ. Khi phát triển có trường hợp không quan tâm đến bảo tồn, không quan tâm đến các nhà chuyên môn, chuyên gia bảo tồn, cho nên phá vỡ toàn bộ, hoặc làm rất tốt rồi nhưng thi công không ai giám sát.

Lợi dụng tâm linh để thương mại hóa là vi phạm pháp luật

Tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm của Bộ về thương mại hóa trong xây dựng một số công trình tâm linh. Có hay không việc quan chức đóng cổ phần để chia lợi nhuận trong những ngôi chùa như thế này không?. Đại biểu cũng đặt câu hỏi cho Bộ Công an, Bộ VH-TT&DL về việc một số công dân Việt Nam lợi dụng việc tâm linh để trục lợi.

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết hiện trong phân loại các sản phẩm du lịch Việt Nam có 4 loại: Du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch đô thị. Tuy nhiên, theo ông các khái niệm này tương đối, khái niệm du lịch tâm linh được hiểu nằm trong du lịch văn hoá.

Bộ trưởng khẳng định quan điểm, “việc thương mại hóa công trình tâm linh, lợi dụng tâm linh để thương mại hóa và thu lợi bất chính, thực hiện các hành vi mê tín dị đoan là hành vi vi phạm pháp luật, cần phải lên án và xử lý theo quy định”.

Liên quan đến trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, Bộ trưởng cho biết, quản lý về tôn giáo, chùa thuộc trách nhiệm của Bộ Nội vụ. Đối với khía cạnh quản lý văn hóa, Bộ trưởng khẳng định “chưa nhận được thông tin nào liên quan đến việc quan chức góp tiền để xây dựng chùa”. Bộ trưởng đề nghị, đại biểu Quốc hội có thông tin gì thì cung cấp cho Quốc hội, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước để xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều hành phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị, nếu đại biểu Quốc hội có thông tin chính xác thì cung cấp cho Quốc hội để tiến hành giám sát, và các cơ quan quản lý nhà nước xem có việc này hay không để xử lý theo đúng quy định. 

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thuỷ (Bến Tre) đề cập việc xử phạt với hành vi vi phạm mê tín dị đoan tại chùa Ba Vàng với mức 5 triệu đồng là quá nhẹ so với tác động vụ việc gây ra.

Đại biểu chất vấn: “Mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi này hiện nay đủ sức răn đe chưa, biện pháp gì để tránh tái diễn những việc như ở chùa Ba Vàng và những nơi tâm linh khác?”.

Trả lời chất vấn này, Bộ trưởng nêu rõ, sự việc xảy ra ở chùa ba Vàng là việc làm vừa vi phạm luật pháp vừa ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống và văn hóa cần lên án và xử lý. Về việc xử lý, chính quyền địa phương, UBND TP Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Phạm Thị Yến với mức phạt là 5 triệu đồng, đây là mức phạt cao nhất trong Nghị định 158.

Theo Bộ trưởng, “5 triệu đồng nếu thấy rất nhỏ thì rất nhỏ, nhưng có xử phạt đến 100 triệu đồng thì cũng chưa thể được”. Nhưng Bộ trưởng cũng thấy rằng, “tiền một phần, nhưng phải tăng xử phạt, và làm thế nào để lên án, phê phán hành vi phản văn hóa, phi đạo đức”. Kết hợp cả hai việc vừa xử phạt, vừa dư luận xã hội sẽ tốt hơn, Bộ trưởng nói./.

 

 

 

Theo: Dangcongsan.vn

 

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Từ 9h00 sáng 5/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn thể trả lời chất vấn
(Ảnh: KT)

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể là thành viên Chính phủ thứ ba, sau Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà đăng đàn trả lời chất vấn.

Bước vào phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết đã có 66 đại biểu Quốc hội đăng kí chất vấn.

Chấn chỉnh công tác đào tạo, sát hạch lái xe

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT), đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) nêu, hiện nay cơ quan chức năng vẫn đang khó khăn trong kiểm soát xe quá khổ, quá tải khiến hệ thống đường giao thông bị xuống cấp gây lãng phí cho Nhà nước và nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Đại biểu yêu cầu Bộ trưởng Bộ GTVT làm rõ những nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này. Ngoài ra, đại biểu trả lời về công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe (GPLX).

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, việc xử lý xe quá khổ quá tải là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; ở Bộ GTVT, có Trung tâm đăng kiểm, Cục Đăng kiểm. Khi đăng kiểm, tất cả các xe đều phải đảm bảo đúng quy trình, đúng kết cấu trong hồ sơ. Tuy nhiên, trong thực tiễn, sau khi đăng ký, đăng kiểm, một số chủ phương tiện cơi nới để chở quá tải. Việc này xảy ra sau khi đăng ký đăng kiểm và xảy ra ở địa phương.

Về trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, đã chỉ đạo thanh tra giao thông các cấp cùng với chính quyền địa phương tăng cường xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải. Đây là hành vi vi phạm pháp luật của các chủ phương tiện. Tuy nhiên, tình trạng quá khổ quá tải còn diễn ra một số địa phương, tập trung chủ yếu ở tuyến đường nông thôn, tỉnh huyện. Các xe này không dám đi trên đường quốc lộ vì ở đây có nhiều lực lượng tuần tra kiểm soát hơn. “Chúng tôi sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, cùng với công an các cấp, tăng cường kiểm tra giám sát. Đây là hành vi phá hoại tài sản của nhà nước. Xe quá khổ quá tải sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng kết cấu mặt đường” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề đào tạo sát hạch cấp GPLX, Bộ trưởng thừa nhận đây là nguyên nhân có thể dẫn đến tai nạn giao thông, do đó, Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Đăng kiểm, Thanh tra Bộ tiến hành thanh tra, kiểm tra các trung tâm đào tạo, sát hạch cấp GPLX.

Bộ trưởng cho biết: “Hiện chúng tôi đang dự thảo điều chỉnh Nghị định 46 về xử phạt vi phạm hành chính cũng như Nghị định 86, chúng tôi đã lồng ghép nội dung như tăng cường giám sát giờ học của các học viên, tăng cường giám sát thời gian tập trên đường, tăng độ khó của các đề thi, đưa ra một số tình huống khó. Chúng tôi sẽ cố gắng cải tiến hơn nữa công tác đào tạo cấp GPLX, để mỗi lái xe khi nhận bằng có thể hoạt động tốt nhất”.

Không có chuyện không đồng ý kiểm toán dự án BOT

Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho biết, sau khi kiểm toán 61 dự án BOT giao thông, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm 222 năm thu phí. Nhưng trước đó, hai Bộ GTVT và Kế hoạch và Đầu tư có lập luận cho rằng Kiểm toán Nhà nước không được kiểm toán dự án BOT giao thông do đây là dự án của nhà đầu tư tư nhân.

Đại biểu nêu hàng loạt câu hỏi đối với người đứng đầu ngành GTVT: "Vì sao 2 bộ không muốn kiểm toán các dự án BOT giao thông? Nếu Kiểm toán không kiên quyết thì dân có phải trả tiền oan cho 222 năm thu phí của 61 dự án BOT không? Và có lợi ích nhóm ở đây không?".

Trả lời những câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định: Chúng tôi trân trọng sự hỗ trợ của Kiểm toán Nhà nước. Ngay từ khi dự án BOT triển khai, Bộ GTVT đã mời kiểm toán, chủ doanh nghiệp BOT cũng trực tiếp mời kiểm toán vào cuộc để kiểm toán, thậm chí mời cả Công an chứ không phải như thông tin nói rằng Bộ GTVT không đồng ý kiểm toán dự án.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói: “Gần như 100% dự án BOT được kiểm toán. Số liệu hơn 200 năm phải trả phí mà các đại biểu phản ánh, trong kỳ họp trước chúng tôi đã trả lời. Theo quy định của pháp luật, khi dự án được phê duyệt, chúng tôi sẽ ký hợp đồng nguyên tắc với nhà đầu tư. Nhà đầu tư triển khai xong, chúng tôi sẽ quyết toán. Căn cứ vào quyết toán thực tế, chúng ta điều chỉnh lại hợp đồng. Hợp đồng cuối cùng mới cho thu phí. Nếu kiểm toán căn cứ vào dự án khi mới được phê duyệt sẽ không đúng thực tế. Chúng tôi đã giải trình một lần rồi. Số liệu hơn 200 là đúng nhưng chỉ đúng với dự án được duyệt. Số liệu thực tế quyết toán, thời gian thu phí đã giảm rất nhiều so với hợp đồng nguyên tắc ban đầu”.

Quốc hội nghe chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể
(Ảnh: KT)

Nhiều dự án đội vốn, trách nhiệm thuộc về ai?

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) phản ánh việc các dự án của ngành giao thông có nhiều tồn tại như chậm tiến độ, đội vốn. “Có trách nhiệm cá nhân không hay chỉ là trách nhiệm tập thể?”, ông hỏi.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói, vừa qua, Thanh tra Bộ đã thanh tra tất cả dự án dư luận và báo chí phản ánh về chất lượng, cùng với Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra Bộ Công an tiến hành xử lý.

Với dự án chậm do yếu tố khách quan, như giải phóng mặt bằng, bố trí vốn không kịp thời, Bộ trưởng cho rằng có thể kiểm điểm rút kinh nghiệm. Nhưng với trách nhiệm có nguyên nhân chủ quan từ phía chủ đầu tư hay doanh nghiệp thì sẽ xử lý nghiêm theo quy định, kể cả chuyển hồ sơ cho công an.

Theo Bộ trưởng, đa số các dự án đội vốn rơi vào các dự án đường sắt đô thị và đây là công nghệ mới, chủ yếu được phê duyệt trước giai đoạn 2008. Giai đoạn 2008-2009 là thời gian khủng hoảng nghiêm trọng, riêng năm 2009 trượt giá gần 20%. Theo thống kê từ 2009-2013 trượt giá đến 49%.

“Như vậy có yếu tố công nghệ mới, có yếu tố trượt giá và thay đổi quy mô, chủ trương đầu tư nên có dự án đội vốn”, Bộ trưởng giải thích.

Ông cho biết các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc kiểm tra các dự án đội vốn và xử lý nghiêm theo quy định.

Về trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng cho biết đã điều chuyển một số giám đốc Ban quản lý dự án và kiểm điểm cuối năm khi xếp loại cán bộ đã xếp loại hoàn thành thay vì hoàn thành tốt.

Không hài lòng với câu trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu yêu cầu Bộ trưởng phải trả lời rõ trách nhiệm của Bộ trong nhiều dự án đội vốn, chậm tiến độ.

“Không phải chỉ có 5 dự án đường sắt như Bộ trưởng nói là đội vốn đâu. Trong tài liệu kiểm toán mà chúng tôi nghiên cứu thì có nhiều dự án đội vốn rất lớn, đề nghị Bộ trưởng phải xem lại” – đại biểu thẳng thắn.

Đại biểu cũng đề nghị  quy trách nhiệm đến cùng những cá nhân nào để gây ra tình trạng thất thoát lãng phí này để xử lý nghiêm, răn đe cho những dự án sau./.

 

 

 

Theo: Dangcongsan.vn

 

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Qua hai lần biểu quyết, những quy định liên quan đến việc uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện giao thông và quy định về việc hạn chế thời gian bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ tại đều chưa được các đại biểu Quốc hội tán thành đưa vào Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia.


Quốc hội lấy ý kiến đại biểu bằng hệ thống điện tử đối với một số nội dung
trong dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. (Ảnh: Bích Liên)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, chiều ngày 3/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội tiến hành lấy ý kiến đại biểu bằng hệ thống điện tử đối với một số nội dung trong dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về nội dung đầu tiên liên quan đến việc uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện giao thông, có 02 Phương án được đưa ra:Phương án 01- Quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn; Phương án 02- Quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông

Biểu quyết bằng hệ thống điện tử đối với phương án 01, đã có 214/441 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 44,21% tổng số đại biểu Quốc hội) và có 212/441 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết không tán thành với quy định này (chiếm 43,80% tổng số đại biểu Quốc hội).

Với phương án 02, đã có 240/417 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 49,59% tổng số đại biểu Quốc hội) và có 169/417 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết không tán thành với quy định này (chiếm 34,92% tổng số đại biểu Quốc hội).

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, kết quả biểu quyết cho thấy cả 02 phương án đều chưa được quá 50% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.

Liên quan đến quy định về thời gian bán rượu bia, có 02 phương án được đưa ra gồm: Phương án 01 - Bổ sung quy định thời gian cấm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ từ 22h đến 8h sáng hôm sau; Phương án 02 - Không quy định về việc hạn chế thời gian bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ.

Biểu quyết bằng hệ thống điện tử đối với phương án 01, đã có 224/440 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 46,28% tổng số đại biểu Quốc hội) và có 206/440 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết không tán thành với quy định này (chiếm 42,56% tổng số đại biểu Quốc hội).

Với phương án 02, đã có 214/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 44,21% tổng số đại biểu Quốc hội) và có 206/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết không tán thành với quy định này (chiếm 42,56% tổng số đại biểu Quốc hội).

Như vậy, kết quả biểu quyết cho thấy cả 02 phương án đều chưa được quá 50% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.

Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội cũng biểu quyết về quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình nêu tại Điểm c, Khoản 3, Điều 12 của Dự thảo Luật. Có hai phương án lựa chọn: Phương án 1 - Quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình trong thời gian từ 18h đến 21h hàng ngày, ngay trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em; Phương án 2 - Quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình trong thời gian từ 19h đến 20h hàng ngày, ngay trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em.

Qua biểu quyết, phương án 1 nhận được 72,52% đại biểu Quốc hội tán thành. Như vậy Quốc hội quyết định ghi quy định này vào trong Dự thảo Luật phòng, chống tác hại rượu bia.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, với 3 nội dung xin ý kiến trước khi ghi vào trong Dự thảo Luật đã cho thấy tinh thần dân chủ rất cao trong Quốc hội.

Trước đó, chiều ngày 23/5 vừa qua, Quốc hội đã nghe trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và thảo luận tại hội trường về các nội dung Dự án Luật này.

Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có bố cục gồm 7 chương, 36 điều quy định các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia, bao gồm: biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho phòng, chống tác hại của rượu, bia; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Khi thảo luận, nhiều đại biểu cũng cho rằng các quy định xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng bia rượu ở các bộ luật liên quan hiện đang còn quá chung chung, chưa đảm bảo tính răn đe.

Dự kiến, toàn bộ dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia sẽ được biểu quyết thông qua vào ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp (14/6)./.

 

 

 

Theo: Dangcongsan.vn

 

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến, thông qua 17 dự án luật và 01 dự thảo nghị quyết của Quốc hội trong năm 2020.

 
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình trước Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, chiều 3/6, Quốc hội làm việc tại hội trường nghe trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 và thảo luận về Chương trình này.

Lùi thời gian trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai

Trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, về điều chỉnh Chương trình năm 2019, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhất trí với đề nghị của Chính phủ đưa ra khỏi Chương trình 02 dự án luật, lùi thời gian trình 02 dự án luật, bổ sung vào Chương trình 05 dự án luật và 01 dự án pháp lệnh. Cụ thể:

Đưa ra khỏi Chương trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện và trước khi sửa Luật này cần đánh giá việc thực hiện Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường mới được UBTV hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019;

Lùi thời gian trình 01 kỳ họp đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp từ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, thông qua tại kỳ họp thứ 9 để có thêm thời gian chuẩn bị kỹ hơn;

Đồng thời bổ sung vào Chương trình năm 2019 đối với 05 dự án, gồm có: Bổ sung vào Chương trình kỳ họp thứ 7 để trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình tại 1 kỳ họp đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ; Bổ sung vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 đối với dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Bổ sung vào Chương trình của UBTVQH dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (trình tháng 12/2019).

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cũng cho biết, UBTVQH đề nghị lùi thời gian cho ý kiến đối với dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) thêm 1 kỳ họp so với đề xuất của Chính phủ, theo đó sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020) để có thêm thời gian cho Chính phủ chuẩn bị, bảo đảm chất lượng, tính khả thi.

Đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Chính phủ đề nghị rút dự án Luật này ra khỏi Chương trình năm 2019 và sẽ trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp. Qua xem xét, UBTVQH đề nghị không rút dự án Luật này ra khỏi Chương trình như Chính phủ đề nghị mà lùi thời gian trình Quốc hội sang cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020).

Đưa 17 dự án Luật và 01 dự thảo nghị quyết vào Chương trình năm 2020

Về dự kiến Chương trình năm 2020, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, UBTVQH cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ đưa 15 dự án Luật vào Chương trình năm 2020, cụ thể: tại kỳ họp thứ 9 thông qua 09 dự án Luật và cho ý kiến 05 dự án Luật; tại kỳ họp thứ 10 thông qua 05 dự án Luật và cho ý kiến 01 dự án Luật.

Theo đó, UBTVQH tán thành với Chính phủ đưa vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, thông qua tại kỳ họp thứ 10 đối với 05 dự án luật là: Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Thỏa thuận quốc tế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Đồng thời điều chỉnh lùi thời gian trình từ kỳ họp thứ 7 sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 đối với 02 dự án là Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.

Tán thành với Chính phủ đưa vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS; đồng thời đưa thêm vào Chương trình kỳ họp thứ 10 dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) như đã nêu ở phần điều chỉnh Chương trình năm 2019.

Như vậy, dự kiến Chương trình năm 2020 sẽ gồm 17 dự án luật và 1 dự thảo nghị quyết của Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nêu rõ, UBTVQH đề nghị Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo thêm với Quốc hội về tình hình chuẩn bị, nội dung, tiến độ xây dựng các dự án Luật được cơ quan có thẩm quyền giao; báo cáo cụ thể về trách nhiệm, nguyên nhân của việc chưa đề xuất đưa các dự án này vào Chương trình và kế hoạch trình Quốc hội các nội dung này.

Sau khi nghe trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về đánh giá tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong năm 2018 và đầu năm 2019; dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 (tại kỳ họp thứ 8); dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020; các biện pháp bảo đảm thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và một số vấn đề khác./.

 

 

 

Theo: Dangcongsan.vn

 

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Sáng 4/6, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Hội trường. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đăng đàn đầu tiên trả lời chất vấn nhóm vấn đề liên quan đến công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý; hoạt động "tín dụng đen", băng nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”…

Báo cáo kết quả công tác phòng, chống tội phạm về ma túy thời gian qua, Bộ Công an cho biết đã tập trung trấn áp số đối tượng nguy hiểm cầm đầu các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy tại bản Tà Dê, xã Loóng Luông, Vân Hồ, Sơn La, tiêu diệt 2 đối tượng cầm đầu ma túy vùng Tây Bắc là Nguyễn Thanh Tuân và Nguyễn Văn Thuận; thu giữ 49 khẩu súng các loại, 17 lựu đạn, 7.000 viên đạn và nhiều vật chứng liên quan.

Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2019, lực lượng công an đã phát hiện 10.246 vụ, 11.731 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ 301,31kg heroin, 3.272,20 kg và 437.334 viên ma túy tổng hợp, 259,61 kg cần sa.

Theo Bộ Công an, dù số vụ bắt giữ giảm 12,66% so với cùng kỳ 2018, lượng ma túy tổng hợp thu được tăng kỷ lục, đây là số lượng ma túy thu được lớn nhất từ trước đến nay.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ảnh: VA

Hoạt động của các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia có chiều hướng gia tăng, các đường dây chủ yếu do các đối tượng người nước ngoài cầm đầu, móc nối với các đối tượng tại Myanmar, Lào, Thái Lan, Philippines và các đối tượng trong nước đưa ma túy từ khu vực “Tam giác vàng” qua Lào, Thái Lan vào Việt Nam để đi nước thứ 3 tiêu thụ.

Thủ đoạn của các đối tượng này ngày càng tinh vi, xảo quyệt và manh động; gắn liền với tàng trữ vũ khí nóng sẵn sàng chống trả quyết liệt khi bị phát hiện, bắt giữ. Đáng lưu ý, từ đầu năm đến nay phát hiện, bắt giữ 2 vụ vận chuyển ma túy qua đường bưu điện vào Việt Nam.

Tình trạng mua bán, vận chuyển, sử dụng ma túy tổng hợp tiếp tục gia tăng. Đây là loại đang dần thay thế heroin, trở thành ma túy được sử dụng chính trong nước.

Tình hình tội phạm buôn bán ma túy có sự chuyển hướng

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (tỉnh Đồng Tháp); Trương Thị Yến Linh (tỉnh Cà Mau); đại biểu Nguyễn Văn Hiển (tỉnh Lâm Đồng) và một số đại biểu khác, liên quan đến công tác phòng chống ma túy, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định đây là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn. Và Đảng và Nhà nước đã dành nhiều nguồn lực cho công tác này. Quốc hội cũng thông qua luật với hình phạt hết sức nghiêm khắc cho hành vi liên quan đến ma túy. Chính phủ cũng có kế hoạch triển khai và có sự phối hợp chặt chẽ. Các ngành đã ban hành nhiều chương trình phối hợp, đặc biệt là hợp tác quốc tế trong phòng chống ma túy, có sự quyết liệt của cả hệ thống vào công tác phòng chống ma túy.

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, lực lượng Công an đã dự báo được tình hình và có giải pháp trấn áp quyết liệt để ngăn chặn nguồn ma túy đi vào nước ta. Tội phạm ma túy là tội phạm quốc tế, không quốc gia nào không có sự hợp tác mà giải quyết được tội phạm này. Hơn nữa, chúng ta rất gần “Tam giác Vàng” - thủ phủ ma túy lớn, cộng với tình hình ma túy diễn biến phức tạp, nhiều nước hợp pháp hóa ma túy.

Bộ Công an từ tháng 10/2018 được Thủ tướng cho phép tổ chức hội nghị cấp bộ trưởng về phòng chống ma túy. Các nước ASEAN cũng đã có sự phối hợp và phát hiện đường dây, tổ chức ma túy với số lượng lớn.

“Với sự quyết tâm cao của hệ thống chính trị, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn ma túy, không để Việt Nam thành điểm trung chuyển ma túy của thế giới”-  Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.

Dù Bộ trưởng Bộ Công an đã trả lời về tội phạm ma túy, nhiều đại biểu tiếp tục đặt câu hỏi. Trước lo ngại Việt Nam có thành địa bàn trung chuyển ma túy không? Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định tình hình buôn bán ma túy có sự chuyển hướng. “Chúng ta đã kịp thời nắm bắt này nên phát hiện, bắt giữ nhiều vụ lớn, số lượng ma túy chưa từng có, nhưng nguy cơ vẫn đang hiện hữu, cần đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa”- Bộ trưởng Tô Lâm nói.

Bộ trưởng cho biết thêm, vừa qua, công an đã bắt giữ, xử lý hàng tấn ma túy nhưng nguồn cung ma túy từ nước ngoài chưa được ngăn chặn. Nếu ngăn chặn ma túy từ nước ngoài vào, giá cao lên thì tội phạm sẽ càng manh động. Diễn biến tội phạm trong nước sẽ phức tạp hơn, các đối tượng nghiện cần tiền mà giá ma túy cao thì cướp của, giết người, trộm cắp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Bộ trưởng Tô Lâm cũng đề nghị cần tăng cường tuyên truyền sự vận động, ủng hộ của nhân dân. "Với các biện pháp đồng bộ, Việt Nam sẽ không trở thành địa bàn trung chuyển của thế giới", Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định.

Không cho tín dụng đen có đất hoạt động

Trả lời chất vấn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan tới hoạt động "tín dụng đen", Bộ trưởng Bộ Công an cho rằng bản chất của tín dụng đen là quan hệ về dân sự, về kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề này lại có một giới hạn nhất định mà nếu vượt qua giới hạn đó sẽ trở thành vấn đề về hình sự. Bộ trưởng đưa ra 3 giải pháp nhằm hạn chế loại băng nhóm tội phạm này.

Thứ nhất, Bộ Công an cần tiếp tục duy trì khí thế tấn công, trấn áp mạnh mẽ tội phạm vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen như hiện nay.

Thứ hai, về mặt pháp luật, Bộ trưởng khẳng định những đối tượng đang lợi dụng kẽ hở của luật pháp để gây khó khăn cho việc xử lý loại tội phạm này, đồng thời đề xuất khẩn trương có hướng dẫn để giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến xử lý tội phạm tín dụng đen.

Ngoài ra, Bộ trưởng đề nghị phía ngân hàng tiếp tục đa dạng hóa các hình thức cho vay, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn ngân hàng, vốn lành mạnh, không cho tín dụng đen có đất hoạt động./.

 

 

 

Theo: Dangcongsan.vn

 

PAKN_QG.jpg

2

Văn bản mới

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024


Điện thoại hữu ích

 

- Trưởng Ban Biên tập:

Bùi Văn Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện 

+ Số điện thoại: 02183.861.179

 

- Phó Ban Biên tập: 

Nguyễn Quốc Tiệp -  Chánh văn phòng HĐND&UBND huyện
+ Số điện thoại: 02183.861.268

 

Xem tiếp:

 

 LCT UBND1

 

VBChidaodh1

 

TLkyhophdnd

 congkhai ngansach

 

BCthogke1

 

bcnsach

 

BAOCAOKINTEXAHOI

 

sangkien1

faceCTTĐT Link1

Vanbanduthao

 

 HD-dichvucongtr1
 

phan anh kien nghi 

BDT Dang CS

 

 vietnamplus
 CongthongtinCP
 CTTDT

hat doi 

 covid4 2 23

 

bhxh bhyt

 

Thống kê truy cập

10379427
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng sau
Tất cả các ngày
1865
4483
35395
950440
67815
140678
10379427

Your IP: 18.97.9.174
2025-03-15 07:49

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN LẠC SƠN

Ban do hanh chinh lacson

 Gioithieu Licsuvanhoa Dieukientunhien Dinhhuongpht Cocautochuc chucnangnhiemvu quychelamviec dscanbo cqdvihuyen xatt

6 Jun 2018 074953 GMT72928612-a2ca-4865-9f08-8b10dbba5aef Duongdaynongtinh Duongdaynongtinh-ttra

Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction