banner

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Chủ trương nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
 

Ngày 16/7/2019, trả lời câu hỏi của một số phóng viên trong và ngoài nước liên quan đến diễn biến gần đây ở Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết:

Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên. Do đó, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Chủ trương nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Việt Nam hết sức coi trọng hòa bình, hữu nghị, hợp tác, thiện chí và sẵn sàng giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình.

Trên cơ sở đó, trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, đấu tranh yêu cầu tôn trọng vùng biển Việt Nam, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình, không có hành động làm phức tạp tình hình. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam./.

 

 

 

 

Theo: Dangcongsan.vn

 

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Chiều 15-7, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ họp bàn các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian tới.

Thường trực Chính phủ họp về bảo đảm cung ứng điện

Phát biểu ý kiến kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần chỉ đạo quan trọng nhất của Chính phủ là yêu cầu Bộ Công thương, ngành điện trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với sản xuất, kinh doanh, đời sống nhân dân trong giai đoạn tới. Thủ tướng nhấn mạnh, ngành năng lượng Việt Nam phải tự cường, ít phụ thuộc vào nước ngoài. Ngành điện lực Việt Nam bảo đảm công khai, minh bạch trong quá trình đầu tư, sản xuất điện, phát triển các nguồn điện và hệ thống truyền tải điện; tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm chủ lực trong việc bảo đảm điện. Các Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng phải có trách nhiệm tham gia tích cực đầu tư các công trình nguồn điện; đồng thời chúng ta phải tích cực huy động nguồn lực xã hội hóa để đầu tư phát triển nguồn điện.

Thủ tướng nêu rõ, Thường trực Chính phủ, Chính phủ đã có nhiều cuộc họp chỉ đạo vấn đề này. Nhấn mạnh không thể phủ nhận sự cố gắng bảo đảm điện trong những năm qua, nhất là trong đợt nắng nóng, tuy nhiên, Thủ tướng thẳng thắn chỉ rõ, nhiều chủ trương, biện pháp mà Thường trực Chính phủ, Chính phủ đã kết luận, có thông báo chi tiết nhưng việc triển khai nhiều dự án nguồn điện, nhất là dự án có quy mô lớn (dự kiến hoàn thành năm 2023) đã bị chậm tiến độ khiến xuất hiện nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2022-2023, thậm chí ngay từ năm 2021. Nhận thức tình hình này, Thường trực Chính phủ đã thống nhất chỉ đạo nhiều giải pháp căn cơ cho ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, nhiều việc, các bộ, ngành, đơn vị triển khai còn chậm, thiếu phối hợp, lúng túng, né tránh trách nhiệm.

Do đó, Thủ tướng yêu cầu những vấn đề trên cần được các bộ, ngành, đơn vị, nhất là Ban cán sự đảng Bộ Công thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (QLVNN) nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, không để xảy ra như thời gian qua. Thủ tướng yêu cầu trong vấn đề bảo đảm điện phải quy trách nhiệm cụ thể, không thể chung chung. Thủ tướng đồng ý chủ trương nếu TKV không cung cấp đủ than thì các nhà máy điện có thể được nhập khẩu than để bảo đảm phát điện.

Thường trực Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành phải nhận thức đúng đắn nhiệm vụ bảo đảm điện trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước, không được để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào. Bộ Công thương, EVN phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, nhân dân trong việc bảo đảm đủ điện. Yêu cầu Bộ Công thương, chủ trì, cùng với EVN, TKV, PVN, Uỷ ban QLVNN phối hợp đồng bộ cung cấp đủ than, khí cho từng nhà máy, chấm dứt tình trạng thiếu than như đã từng xảy ra trong thời gian qua. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh phong trào tiết kiệm điện, ứng dụng công nghệ hiện đại ít tiêu hao điện; phấn đấu có giá điện cạnh tranh khi thực hiện thị trường bán lẻ điện; tích cực thực hiện lộ trình thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Nhấn mạnh một nền năng lượng tự cường, Thủ tướng yêu cầu Ủy ban QLVNN, Bộ Công thương, giải quyết nhanh, đơn giản hoá các trình tự thủ tục đầu tư, đơn các dự án nguồn điện của EVN, dự án đồng bộ nguồn khí, các dự án thủy điện.

Thủ tướng nêu rõ, Thường trực Chính phủ đồng ý xem xét cơ chế đặc thù áp dụng cho các dự án điện cấp bách trong thời gian tới. Các cơ quan liên quan sớm trình Chính phủ xem xét dự thảo. Thủ tướng đồng ý nguyên tắc mua hết công suất thủy điện nhỏ, điện mặt trời với giá hợp lý và với điều kiện đáp ứng khả năng nối lưới của từng dự án. Bộ Công thương đổi mới phương pháp thực hiện giám sát tiến độ các dự án điện trọng điểm; thường xuyên giao ban, kịp thời báo cáo Chính phủ tiến độ các dự án này; tiếp tục rà soát các dự án điện cấp bách, cần triển khai; bảo đảm đủ nguồn cung than, khí cho các nhà máy điện.

Bộ Công thương và Ủy ban QLVNN trình phương án xử lý dự án Nhiệt điện Thái Bình 2. Bộ Công thương khẩn trương báo cáo, trình Chính phủ vấn đề Quy hoạch Điện VIII; báo cáo vấn đề liên quan dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1. Ngân hàng Nhà nước xem xét cơ chế cho vay vượt hạn mức tín dụng đối với dự án nguồn điện. Các Tập đoàn EVN, TKV tập trung nguồn lực hoàn thành các dự án điện, không được chậm tiến độ. Bộ Công thương ưu tiên tập trung chỉ đạo vấn đề này. Các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ tạo điều kiện tối đa về mặt bằng cho các dự án nguồn và lưới điện; thúc đẩy, tháo gỡ kịp thời, báo cáo kịp thời các vấn đề liên quan bảo đảm điện.

 

 

 

Theo: Nhandan.com.vn

 

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, ngày 16/7 do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên ở khu vực Nam Sơn La, Hòa Bình, đồng bằng và trung du Bắc Bộ có nắng nóng. Thủ đô Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối có mưa rào và rải rác có dông.


(Ảnh minh họa: Bích Liên)

Khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ nắng nóng, với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ; các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 11-17 giờ.  

Từ ngày 18/7, nắng nóng có khả năng mở rộng ra các tỉnh phía Đông Bắc Bộ; nắng nóng ở các tỉnh miền Trung có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.

Do ảnh hưởng của nắng nóng nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn ở khu vực dân cư; nguy cơ cao xảy ra cháy rừng ở các tỉnh Trung Bộ.

Ngày 16/7,  chỉ số tia cực tím (UV) ở các thành phố Hà Nội và Đà Nẵng ở mức nguy cơ gây hại cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng ở Bắc Bộ cấp 1, ở Trung Bộ cấp 1-2. 

Trong khoảng từ 5-6 giờ tới ngày 16/7,  khu vực tỉnh Sơn La và Hà Giang tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to (lượng mưa phổ biến 30-40mm, có nơi trên 50mm) và có thể lan sang khu vực lân cận.

Lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ có nguy cơ xảy ra tại Sơn La và Hà Giang đặc biệt tại huyện: Huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La (Sơn La); Xín Mần, Hoàng Xu Phì, Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Bắc Mê (Hà Giang)

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất trung bình tại huyện: Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Vân Hồ, Phù Yên, Bắc Yên, Sông Mã, Sốp Cộp (Sơn La); Vị Xuyên, Bắc Quang, thành phố Hà Giang, Quang Bình (Hà Giang). Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.

Trên biển, lúc 3 giờ 30 phút  ngày 16/7, gió mùa Tây Nam ở phía Nam đang hoạt động mạnh dần lên.

Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam có cường độ trung bình đến mạnh nên trong ngày và đêm 16/7, trên các vùng biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 8. Sóng biển cao 2 -4 m, biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.

Thời tiết các khu vực ngày và đêm 16/7: Phía Tây Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi; riêng khu vực Nam Sơn La và Hòa Bình ngày có nắng nóng, gió nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh, độ ẩm từ 60 - 97%. Nhiệt độ thấp nhất từ  24 - 27 độ, cao nhất từ 31 - 34 độ, riêng phía nam Sơn La và Hòa Bình 35 - 37  độ C.

Phía Đông Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi; riêng đồng bằng và trung du ngày có nắng nóng, gió Đông Nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh, độ ẩm từ 55 - 96%. Nhiệt độ thấp nhất từ  26 - 29 độ, cao nhất từ 32 - 35 độ, đồng bằng và trung du 35 - 37 độ C.  

Thủ đô Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối có mưa rào và rải rác có dông, đêm có mưa rào và dông vài nơi, gió Đông Nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh, độ ẩm từ 55 - 95%. Nhiệt độ thấp nhất từ  27 - 29 độ, cao nhất từ 35 - 37 độ C.

Các tỉnh từ Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, gió Tây Nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh, độ ẩm từ 50 - 93%. Nhiệt độ thấp nhất từ 27 - 30 độ, cao nhất từ  35 - 38 độ, có nơi trên 38 độ C.            

Các tỉnh, thành phố từ  Đà Nẵng đến Bình Thuận ngày nắng, phía Bắc có nắng nóng; chiều tối có mưa rào và dông rải rác, đêm có mưa rào và dông vài nơi, gió Tây Nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh, độ ẩm từ 50 - 96%. Nhiệt độ thấp nhất từ 25 - 28 độ, cao nhất từ  34 - 37 độ C.

Khu vực Tây Nguyên có mưa rào và dông vài nơi, chiều tối và tối có mưa rào và rải rác có dông, gió Tây Nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh, độ ẩm từ 56 - 97%. Nhiệt độ thấp nhất từ  21 - 24 độ, cao nhất từ 29 - 32 độ C.   

Khu vực  Nam Bộ nhiều mây, chiều có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có dông, đêm có mưa rào và dông rải rác, gió Tây Nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh, độ ẩm từ 60 - 97%. Nhiệt độ thấp nhất từ  24 - 27 độ, cao nhất từ 31 - 34 độ C./.  

 

 

 

 

Theo: Dangcongsan.vn

 

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Sáng 15/7, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 35. Dự kiến, phiên họp thứ 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) diễn ra từ ngày 15/7 đến ngày 17/7.

Phiên họp 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh: quochoi.vn)

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ tại phiên họp này, UBTVQH sẽ cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của 04 dự án Luật gồm: Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

UBTVQH cũng cho ý kiến về việc đánh giá kết quả Kỳ họp thứ 7 (trong đó, Chính phủ báo cáo về công tác chỉ đạo chuẩn bị kỳ họp thứ 7 như: nội dung, tài liệu; giải quyết khiếu nại, tố cáo; bảo đảm an ninh, an toàn kỳ họp,... những vấn đề cần rút kinh nghiệm hoặc kiến nghị cho việc chuẩn bị các kỳ họp sau của Quốc hội); cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8 của Quốc hội; cho ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng Dự án Quốc hội điện tử giai đoạn 2019-2026; cho ý kiến về việc sử dụng 20% kinh phí kết dư Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2015.

Cũng tại phiên họp, UBTVQH xem xét, quyết định chuẩn đề nghị bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xem xét, quyết định thành lập phường Lộc Hòa và phường Mỹ Xá thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định; thành lập thị trấn Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, từ Kỳ họp thứ 7 đến nay, thời gian không nhiều, nhưng với tinh thần phối hợp chặt chẽ, tích cực nghiên cứu, chuẩn bị của các cơ quan, đến nay, 4 dự án luật đã được tiếp thu, chỉnh lý để kịp trình UBTVQH cho ý kiến tại Phiên họp này. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan tiếp tục phát huy tinh thần chủ động trong việc chuẩn bị cho các phiên họp tiếp theo.

Ngay sau phát biểu khai mạc, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, UBTVQH cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).

Báo cáo UBTVQH về một số nội dung lớn còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt cho biết, hiện đang có ý kiến đề nghị cân nhắc không quy định về tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp, vì không khả thi và không có cơ sở buộc doanh nghiệp phải thực hiện.

 

 

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thấy rằng, việc tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp đã được quy định Điều 19 Luật Dân quân tự vệ hiện hành và các Nghị định của Chính phủ, quá trình tổ chức thực hiện đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn còn khó khăn, vướng mắc, nhất là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức, huấn luyện, hoạt động của tự vệ. Việc tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp là theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương và nhiệm vụ của khu vực phòng thủ để góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Trong thời bình chỉ tổ chức tự vệ ở một số doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên; đối với các doanh nghiệp chưa tổ chức tự vệ, thì phải đăng ký quản lý người lao động trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ để sẵn sàng mở rộng lực lượng khi có yêu cầu. Do đó, việc quy định cụ thể về điều kiện tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp là cần thiết.

Tuy nhiên, để tránh trùng lắp với Điều 16 dự thảo Luật, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị UBTVQH cho sửa lại tên Điều 17 này là “Điều kiện tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp”.

Cơ bản đồng tình với nội dung giải trình của Báo cáo, tuy nhiên, một số Ủy viên UBTVQH lưu ý, các điều kiện tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp còn khá chung chung. Ví dụ như, dự thảo luật yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của UBND cấp tỉnh, cấp huyện đối với tự vệ trong doanh nghiệp, nhưng đối với doanh nghiệp nước ngoài không có cấp ủy đảng thì sao? Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị, nếu không quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương trong trường hợp này, thì cần bổ sung thêm trách nhiệm quản lý tự vệ trong doanh nghiệp nước ngoài thuộc về ai?

Điều kiện tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp cũng liên quan trực tiếp đến Điều 36, dự thảo luật về “kinh phí bảo đảm cho tự vệ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được tính vào các khoản chi, được trừ khi xác định chịu thuế của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập”, các Ủy viên UBTVQH nhấn mạnh, đây là nội dung cần được tính toán kỹ. Theo Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ, về nguyên tắc, mục đích bảo đảm quốc phòng – an ninh luôn được ưu tiên; song trong nền kinh tế thị trường việc yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp, nhất là khối tư nhân, khối FDI đầu tư chi phí cho lực lượng tự vệ thì cần phải hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và nhà nước. Không thể ép buộc được. Vấn đề đưa vào chi được trừ trước thuế cũng cần cân nhắc với quy định của các luật thuế, bảo đảm tính công bằng và công khai.

Đối với quy định mở rộng lực lượng dân quân tự vệ, quy định về phụ cấp, chi ngân sách, một số Ủy viên UBTVQH đề nghị, cần bảo đảm tính khả thi, phù hợp với chủ trương cải cách tiền lương, chế độ phụ cấp đã ban hành của nhà nước. Luật phải hướng đến giải quyết hài hòa, hợp lý việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ với bản chất là lực lượng vũ trang quần chúng, không thoát ly sản xuất, là lực lượng vững vàng và rộng khắp, chú trọng biên giới, hải đảo, nhưng cũng phải bảo đảm tinh gọn, giảm số người hoạt động không chuyên trách, nâng cao hiệu quả, tránh dàn trải nguồn lực. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ bám sát tình hình, xu hướng của quân sự quốc phòng, đặc biệt trong công tác xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị Ủy ban Quốc phòng và An ninh phối hợp với Cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoàn chỉnh dự thảo Luật gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội thông qua vào Kỳ họp thứ 8.

Cũng trong sáng nay, UBTVQH cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam./.

 

 

 

Theo: Dangcongsan.vn

 

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Sáu tháng đầu năm 2019, cùng các giải pháp điều hành kinh tế chung của Chính phủ, điều hành chính sách tiền tệ được đánh giá là đi đúng hướng kiểm soát lạm phát. Ðịnh hướng từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục bám sát diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô, tiền tệ để điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Ổn định chính sách tiền tệ, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Khách hàng giao dịch tại chi nhánh Ngân hàng Agribank TP Hà Nội. Ảnh: TRẦN GIANG

Kiên trì kiểm soát lạm phát

Theo Vụ trưởng Chính sách tiền tệ (NHNN) Phạm Thanh Hà, trong sáu tháng đầu năm, NHNN đã điều hành lãi suất phù hợp diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, giữ ổn định các mức lãi suất điều hành và chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát, cân đối tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, bảo đảm an toàn tài chính. Kết quả, mặt bằng lãi suất trong sáu tháng đầu năm cơ bản tiếp tục ổn định, hiện lãi suất cho vay của các TCTD phổ biến khoảng 6 đến 9%/năm đối với ngắn hạn, khoảng 9 đến 11%/năm đối với trung - dài hạn.

Ðặc biệt, trong bối cảnh thị trường trong nước đan xen những thuận lợi, khó khăn, thị trường quốc tế và khu vực biến động khó dự đoán, nhưng NHNN đã chủ động, linh hoạt các giải pháp để ổn định thị trường ngoại tệ và ngoại hối. "Ðến nay, chúng ta giữ được ổn định cho nên tỷ giá trung tâm điều hành sáu tháng đầu năm điều chỉnh chỉ 1%, còn tỷ giá thực tế giao dịch giữa các ngân hàng, liên ngân hàng chỉ mới điều chỉnh 0,3 đến 0,4%, mức kiểm soát rất tốt tình hình. Tất cả các nhu cầu ngoại tệ nền kinh tế đều được đáp ứng đầy đủ", Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng khẳng định.

Bên cạnh đó, với việc triển khai nhiều giải pháp điều hành, tín dụng toàn hệ thống ngân hàng tăng trưởng tốt, với mức tăng 7,33%, xấp xỉ mức tăng cùng kỳ của năm 2018. Cơ cấu tín dụng chuyển biến tích cực, trong đó tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro đều trong tầm kiểm soát. Vì vậy, mặc dù những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục tăng cao, cho thấy tín dụng được phân bổ hiệu quả và có chất lượng.

Công tác cơ cấu lại các TCTD cũng được đẩy mạnh. Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) Nguyễn Trọng Du cho biết: NHNN đã chỉ đạo quyết liệt các TCTD hoàn thiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu. Kết quả đạt được đã tạo cơ sở quan trọng để duy trì, giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD. Năng lực tài chính của các TCTD tiếp tục được củng cố, chất lượng tín dụng được cải thiện; quy mô hệ thống các TCTD tăng...

Ngoài ra, trong sáu tháng đầu năm, hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt phát triển tích cực. Hệ thống ngân hàng đã phối hợp Bộ Tài chính, trong đó có hải quan, kho bạc, để kết nối đến tận cấp huyện. Cùng với đó, Bộ Y tế cũng chỉ đạo các bệnh viện tiếp tục phối hợp hệ thống ngân hàng cung ứng dịch vụ thu viện phí không dùng tiền mặt. "Tới đây NHNN rất mong muốn, các địa phương sẽ tiếp tục phối hợp với hệ thống ngân hàng để cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, trong hoạt động ở các tỉnh, thành phố", Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh.

Chủ động "hóa giải" áp lực

Nhìn lại sáu tháng, có thể thấy tốc độ tăng của tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống các TCTD phù hợp tốc độ tăng GDP của cả nước. Ðiều này cũng cho thấy, các yếu tố thị trường tiền tệ phản ánh tương đối đồng nhất với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các tháng đầu năm 2019. Song ở những tháng cuối năm, trong bối cảnh kinh tế thế giới có biến động phức tạp khó lường, để có thể thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%, tăng trưởng kinh tế 6,5%, các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra với ngành ngân hàng còn rất nặng nề.

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành: Ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì lạm phát ở mức tương đối thấp là điểm sáng của bức tranh kinh tế. Kết quả này cho thấy NHNN vẫn luôn kiên định trong công tác điều hành khi sử dụng tương đối linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để vừa giữ được sự ổn định của lãi suất, vừa không tạo thêm áp lực lên lạm phát. Tuy nhiên, áp lực lạm phát vẫn còn do tác động của các yếu tố bên ngoài như địa chính trị, giá dầu thế giới; tiếp tục điều chỉnh giá một số dịch vụ công… Do đó, mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát mà NHNN kiên định theo đuổi vẫn cần tiếp tục duy trì trong những tháng cuối năm.

Ngoài ra, cũng theo nhiều chuyên gia kinh tế, với độ mở ngày càng tăng của nền kinh tế và những biến động khó lường của thị trường tài chính tiền tệ gần đây, nhất là biến động của đồng USD và CNY cũng như tỷ giá của cặp tiền tệ này sẽ ngày càng tăng sức ép đến tỷ giá VNÐ. Thâm hụt thương mại có thể quay trở lại. Việc tăng tỷ giá trung tâm trong bối cảnh hiện nay là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, với cách thức điều hành tỷ giá trung tâm một cách chủ động và linh hoạt, có lên có xuống trong thời gian qua của NHNN đã góp phần đáng kể vào việc tạo lập tâm lý ổn định và niềm tin của thị trường. Ðây cũng là tiền đề góp phần "hóa giải" đáng kể những áp lực về tỷ giá trong thời gian tới.

TS Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cho biết, với cơ chế và kinh nghiệm điều hành tỷ giá linh hoạt, chủ động, việc sử dụng đồng bộ nhiều công cụ khác nhau của NHNN cùng với nguồn lực ngoại hối đã được tăng cường, quan hệ cung - cầu ngoại tệ cơ bản ổn định; tỷ giá USD/VNÐ trong tầm kiểm soát và tăng 2 đến 3% trong năm 2019 là mức chấp nhận được. Song cần theo dõi chặt chẽ diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, chính sách tài khóa - tiền tệ của các nước lớn nhằm kiểm soát dòng vốn, có biện pháp cụ thể nhằm cân bằng hơn thương mại với Mỹ. Ðồng thời, cần chủ động bám sát, phối hợp để trao đổi với Bộ Tài chính Mỹ để có đánh giá khách quan, đúng và tích cực hơn về chính sách tiền tệ - thương mại của Việt Nam.

Cuối cùng, dù đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác xử lý nợ xấu, nhưng đây vẫn là nỗi lo thường trực đối với mỗi TCTD nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Ðiều này cũng khiến các ngân hàng cẩn trọng hơn khi "rót" tín dụng vào nền kinh tế. "Ðến nay, tổng nợ xấu toàn hệ thống đã đưa về mức 5,3 đến 5,4%. Phấn đấu trong năm nay, sẽ cố gắng đưa về mức 5% như mục tiêu đặt ra từ đầu năm. Xa hơn, phấn đấu đến năm 2020 đưa nợ xấu toàn hệ thống về dưới 3%. Dù thời gian qua toàn hệ thống đã rất nỗ lực nhưng để đạt được mục tiêu đó phải phấn đấu quyết liệt và tập trung xử lý trong thời gian tới", Thống đốc Lê Minh Hưng nêu rõ.

 

 

 

Theo: Nhandan.com.vn

 

PAKN_QG.jpg

2

Văn bản mới

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024

Thông báo kết quả sát hạch để đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) vòng 1, kỳ thi tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục Đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo kết quả thí sinh đủ điều kiện dự tuyển (Vòng 2) viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Lạc Sơn năm học 2024 - 2025

Thông báo số 14/TB-ĐG, về đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu Nhà ở tại Đồng Vôi (Khu Nhà sàn cũ) - lần 2, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn

Thông báo số 25/TB-HĐTD, về triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi (Vòng 2), kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lạc Sơn năm 2024


Điện thoại hữu ích

 

- Trưởng Ban Biên tập:

Bùi Văn Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện 

+ Số điện thoại: 02183.861.179

 

- Phó Ban Biên tập: 

Nguyễn Quốc Tiệp -  Chánh văn phòng HĐND&UBND huyện
+ Số điện thoại: 02183.861.268

 

Xem tiếp:

 

 LCT UBND1

 

VBChidaodh1

 

TLkyhophdnd

 congkhai ngansach

 

BCthogke1

 

bcnsach

 

BAOCAOKINTEXAHOI

 

sangkien1

faceCTTĐT Link1

Vanbanduthao

 

 HD-dichvucongtr1
 

phan anh kien nghi 

BDT Dang CS

 

 vietnamplus
 CongthongtinCP
 CTTDT

hat doi 

 covid4 2 23

 

bhxh bhyt

 

Thống kê truy cập

10379011
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng sau
Tất cả các ngày
1449
4483
34979
950440
67399
140678
10379011

Your IP: 18.97.9.174
2025-03-15 06:40

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN LẠC SƠN

Ban do hanh chinh lacson

 Gioithieu Licsuvanhoa Dieukientunhien Dinhhuongpht Cocautochuc chucnangnhiemvu quychelamviec dscanbo cqdvihuyen xatt

6 Jun 2018 074953 GMT72928612-a2ca-4865-9f08-8b10dbba5aef Duongdaynongtinh Duongdaynongtinh-ttra

Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction