-
Lượt xem: 313
Theo nghiên cứu được công bố ngày 19-5 trên tạp chí Nature Climate Change, khi đại dịch Covid-19 lên đỉnh điểm buộc phần lớn thế giới phải giãn cách vào đầu tháng 4, lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu đã giảm 17% so với năm 2019.
Buổi đêm ở Vũ Hán, Trung Quốc, cho thấy sự khác biệt vào giữa cuối tháng 1 và đầu tháng 2 năm 2020, khi Covid-19 lan rộng khắp thành phố. Ảnh: NASA
Việc giảm khí thải chủ yếu là kết quả của sự ngừng trệ giao thông và công nghiệp. Đây có thể là một trong những đợt giảm phát thải lớn nhất trong lịch sử được ghi nhận, các nhà nghiên cứu cho biết. Tuy nhiên, họ nói thêm, nó cũng chỉ tạm thời; với các biện pháp xóa bỏ giãn cách, lượng khí thải toàn cầu hàng ngày ước tính sẽ trở lại gần mức 2019 vào cuối năm nay. Việc giảm khí thải do giãn cách hầu như không không tác động nhiều đến lượng carbon dioxide khổng lồ đang bao trùm bầu khí quyển của chúng ta và làm hành tinh nóng lên mỗi năm.
Không tham gia nghiên cứu này, nhưng Giáo sư Richard Betts, Trưởng phòng Nghiên cứu tác động khí hậu, Văn phòng Met, Anh, cho biết trong một tuyên bố: "Mặc dù điều này có khả năng dẫn đến việc cắt giảm lượng khí thải lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ 2, nhưng nó không làm giảm đi lượng tích tụ carbon dioxide trong khí quyển. Giống như chúng ta đang tắm và đã tắt vòi một lúc, nhưng không tắt thì nước vẫn dâng, dù không nhanh như vậy. Để ngăn bồn tắm tràn ra, chúng ta cần phải tắt vòi".
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã phân tích các biện pháp giãn cách ở 69 quốc gia, chiếm 97% lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu. Nhóm nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ sáu lĩnh vực kinh tế chính - bao gồm vận tải mặt đất, vận tải hàng không, điện, công nghiệp, công trình công cộng và nhà ở - để ước tính sự thay đổi lượng khí thải hàng ngày từ mỗi ngành trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, so với mức trung bình từ cùng kỳ năm 2019.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy sự sụt giảm lớn nhất về lượng khí thải carbon đến từ lưu lượng xe hơi, xe tải và xe buýt, ước tính chiếm khoảng 43% tổng lượng phát thải. Giảm trong các lĩnh vực năng lượng và công nghiệp chiếm tổng cộng thêm 43% nữa.
Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Pep Canadell, Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối thịnh vượng chung (CSIRO), Australia cho biết: "Giảm phát thải vào năm 2020 lớn nhất là ở Trung Quốc, nơi người dân bị cách ly đầu tiên, tiếp theo là Mỹ, châu Âu và sau đó là Ấn Độ".
Trong một tuần vào tháng 4, Mỹ đã cắt giảm lượng carbon dioxide được khoảng 1/3. Trung Quốc, nước phát thải lớn nhất thế giới, đã giảm ô nhiễm carbon gần một 1/4 vào tháng 2. Ấn Độ và châu Âu cắt giảm phát thải lần lượt 26% và 27%.
Tiến sĩ Canadell cho biết thêm, mức giảm cao nhất 17% hàng ngày xảy ra vào ngày 7-4, khi Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và hầu hết các quốc gia phát thải carbon khác đều đồng thời phải giãn cách cao nhất.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, một số quốc gia riêng lẻ đã giảm phát thải hàng ngày lên tới 26%, tuy nhiên, hầu hết các mức giảm đó đã qua đi. Nhóm nghiên cứu ước tính rằng nếu hoạt động kinh tế trở lại mức trước khủng hoảng vào giữa tháng 6, tổng lượng phát thải toàn cầu có thể giảm trung bình 4% vào cuối năm 2020. Nếu vẫn còn một số hạn chế giãn cách nhất định cho đến cuối năm, lượng phát thải trung bình có thể giảm 7% so với năm ngoái.
Nhận xét về nghiên cứu này, Tiến sĩ Joeri Rogelj, giảng viên về biến đổi khí hậu tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn cho biết: "Đối với khí hậu, việc giảm phát thải trong tháng này hoàn toàn không đáng kể. Thậm chí tệ hơn khi các biện pháp kích thích kinh tế được công bố và có nguy cơ cao là các chính phủ bắt đầu đầu tư vào các lĩnh vực gây ô nhiễm cao".
Giáo sư khí hậu học Mark Maslin, Đại học College, London nói: "Nếu chúng ta hạn chế sự nóng lên toàn cầu chỉ ở mức 1,5 độ C thì cần phải cắt giảm toàn cầu ít nhất 7% mỗi năm trong 30 năm tới. Đại dịch cho chúng ta thấy rằng những thay đổi lớn về cấu trúc trong hệ thống giao thông và năng lượng là bắt buộc".
Theo: Nhandan.com.vn
Tin mới
- Từ chiều tối nay, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có mưa dông mạnh - 22/05/2020 01:42
- Bổ sung chức năng giám định tư pháp cho VKSNDTC? - 22/05/2020 01:33
- Sáng 22/5, không có ca mắc mới COVID-19 - 22/05/2020 01:25
- Không được lơ là, tâm lý “coi như đã hết dịch” - 22/05/2020 01:23
- Sửa đổi quy định người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - 22/05/2020 01:04
Các tin khác
- Tuyên án 15 bị cáo trong vụ gian lận thi cử ở Hòa Bình - 21/05/2020 07:42
- Ngày mai, miền bắc kết thúc đợt nắng nóng gay gắt - 21/05/2020 01:55
- Giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô lắp ráp trong nước - 21/05/2020 01:46
- Thông cáo báo chí số 02, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV - 21/05/2020 01:39
- Nâng cao cảnh giác dịch bệnh trong trạng thái “bình thường mới” - 20/05/2020 01:41
Điện thoại hữu ích
- Trưởng Ban Biên tập: Bùi Văn Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện + Số điện thoại: 02183.861.179
- Phó Ban Biên tập: Nguyễn Quốc Tiệp - Chánh văn phòng HĐND&UBND huyện
|