-
Lượt xem: 233
Chiều 5-4, tại tại trụ sở Chính phủ, Thường trực Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc họp bàn dự thảo Nghị quyết về hỗ trợ người dân gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19.
Phát biểu ý kiến kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, dịch Covid-19 không những gây tác hại nặng nề, không những ảnh hưởng sức khoẻ, tính mạng người dân mà còn mà còn tấn công vào những người yếu thế trong xã hội như những người thu nhập thấp, thất nghiệp... Do đó, Nhà nước với những nguồn lực khác nhau phải tìm mọi cách để cho những đối tượng này vượt qua khó khăn, bảo đảm cuộc sống tối thiểu, không để người dân bị “đói cơm, lạt muối”; đồng thời phải dưỡng sức người lao động (NLĐ) để tiếp tục công cuộc phát triển kinh tế-xã hội đất nước thời gian tới. Do đó, nhiệm vụ chính trị của chúng ta không những phải làm tốt công tác phòng, chống dịch, mà còn phải bảo đảm an sinh xã hội. Với ý nghĩa lớn lao như vậy, cho nên cần có chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong bảo đảm cuộc sống của nhân dân.
Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành như Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), Tài chính, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp này, hoàn chỉnh báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ từng cơ quan.
Thủ tướng nêu rõ, theo dự thảo Nghị quyết, chúng ta cơ bản thống nhất có bảy nhóm đối tượng; trong đó có sáu nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước (NSNN) hỗ trợ trực tiếp, một nhóm đối tượng là doanh nghiệp (DN) được vay Ngân hàng Chính sách xã hội với mức lãi suất 0% để hỗ trợ một phần, bảo đảm mức lương tối thiểu cho NLĐ.
Thủ tướng cũng lưu ý, nếu còn sót đối tượng này, đối tượng kia mà xã hội quan tâm thì tiếp tục bổ sung; cơ bản nhất trí mức hỗ trợ, thời gian, phương pháp hỗ trợ trong dự thảo trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi trong việc chi trả cho NLĐ.
Về nguồn kinh phí thực hiện, Thủ tướng yêu cầu cần làm rõ từ các nguồn tiết kiệm chi thường xuyên 10%; nguồn từ giảm chi hội nghị, hội thảo; giảm đi công tác nước ngoài, giảm tổ chức các lễ hội; từ nguồn tăng thu 2019, sử dụng nguồn dự phòng 2020 và các nguồn hợp pháp khác như Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp sau khi xin phép các cơ quan chức năng; lưu ý phải nêu rõ số tiền từng nguồn từ ngân sách T.Ư được phân bổ như thế nào. Cả T.Ư và địa phương đều có trách nhiệm trong việc chi trả. Trách nhiệm trong vấn đề này thuộc cấp uỷ, chính quyền địa phương, sau đó là của DN.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ LĐ-TB-XH phải chuẩn bị việc kỹ hướng dẫn các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện. Đặc biệt yêu cầu dân chủ, công khai, minh bạch, thuận lợi để người dân biết; các cơ quan, đoàn thể, MTTQ Việt Nam giám sát thực hiện, chống tiêu cực, tham nhũng; xử lý nghiêm các vi phạm; không bỏ sót đối tượng, không để trục lợi chính sách. Việc này phải giao quyền cho UBND các địa phương hết sức chặt chẽ. Chúng ta phải chú ý những đối tượng bị mất việc làm, thu nhập giảm sâu, không bảo đảm mức sống tối thiểu vì dịch Covid-19, đó là hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, người có công, người có thu nhập giảm sâu; lao động có hợp đồng bị nghỉ việc không lương; hỗ trợ DN siêu nhỏ, NLĐ tự do mất việc làm. Các DN cũng có vai trò rất quan trọng hỗ trợ đời sống nhân dân như tiết giảm chi phí, sử dụng tối đa các quỹ, hay hỗ trợ giảm giá các dịch vụ thiết yếu như điện, viễn thông, internet…;
Thủ tướng cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải giảm giá nước. Ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương cùng phối hợp thực hiện việc này.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đánh giá cao các bộ, ngành, cơ quan đã đề xuất nhiều ý kiến, đưa ra các phương án cụ thể; đồng thời yêu cầu tiếp thu các ý kiến đóng góp để hoàn thiện báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) để Chính phủ khẩn trương ban hành, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân…
Tại cuộc họp, các bộ, ngành liên quan thảo luận về báo cáo của Bộ KHĐT, tập trung vào các nội dung: mức hỗ trợ, thời gian, nguồn và đối tượng hỗ trợ. Các ý kiến đều cho rằng hỗ trực tiếp và càng sớm thì càng tốt. Đối tượng hỗ trợ là người dân bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, không bảo đảm mức sống tối thiểu do tác động trực tiếp bởi dịch bệnh.
Theo Bộ KHĐT, việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ cần phải được triển khai ngay vì đời sống người dân và NLĐ đang rất khó khăn. Đồng thời phải tính độ trễ của việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định, nhằm bảo đảm tính kịp thời, hiệu quả của chính sách. Khi dịch bệnh lây lan thì tình người cũng lan tỏa, đó là giải pháp không có trong mọi kế hoạch nhưng luôn phải được thực thi một cách nhanh chóng.
Theo: Nhandan.com.vn
Tin mới
- Việt Nam, 95 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh - 06/04/2020 15:06
- Chuẩn bị kịch bản, giải pháp cho làn sóng thứ 2 lây nhiễm COVID-19 - 06/04/2020 15:01
- Thêm 4 ca mắc COVID-19, Việt Nam ghi nhận 245 trường hợp - 06/04/2020 14:57
- Phó Thủ tướng cảm ơn nhân dân chung sức, đồng lòng chống dịch - 06/04/2020 09:14
- Sáng nay, cả nước không ghi nhận thêm ca nhiễm COVID-19 - 06/04/2020 09:02
Các tin khác
- Trung Quốc tăng trở lại ca nhiễm virus corona - 05/04/2020 14:27
- Pháp 7.560 ca tử vong, dịch ở châu Âu vẫn phức tạp - 05/04/2020 14:22
- Trung Quốc, Hàn Quốc ghi nhận thêm các ca mới - 05/04/2020 14:19
- Tuần qua: Số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới vượt ngưỡng 1,2 triệu người - 05/04/2020 14:15
- Lào đóng tất cả các Cửa khẩu tuyến biên giới Lào - Việt Nam - 05/04/2020 14:09
Điện thoại hữu ích
- Trưởng Ban Biên tập: Bùi Văn Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện + Số điện thoại: 02183.861.179
- Phó Ban Biên tập: Nguyễn Quốc Tiệp - Chánh văn phòng HĐND&UBND huyện
|