-
Lượt xem: 539
Theo Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Việt Nam quan ngại sâu sắc trước việc Bộ Biển và Nghề cá cùng một số lực lượng trên biển của Indonesia bắt giữ, tiêu hủy tàu cá của Việt Nam. Đây là hành động không phù hợp với quan hệ song phương, trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Ngày 9/5/2019, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc việc Indonesia bắt giữ và phá hủy các tàu cá của Việt Nam, Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
“Việt Nam quan ngại sâu sắc trước việc Bộ Biển và Nghề cá cùng một số lực lượng trên biển của Indonesia bắt giữ, tiêu hủy tàu cá của Việt Nam. Đây là hành động không phù hợp với quan hệ song phương, trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với phía Indonesia qua các kênh khác nhau về vấn đề này và đề nghị Bộ Biển và Nghề cá và các lực lượng trên biển của Indonesia cần có hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển năm 1982 và quan hệ song phương giữa hai nước; đề nghị phía Indonesia đối xử nhân đạo với tàu cá và ngư dân Việt Nam phù hợp với quan hệ 2 nước và tinh thần đoàn kết ASEAN.
Việt Nam mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Indonesia trên tinh thần Đối tác chiến lược, vì lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần xây dựng một cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.”
* Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Hoa Kỳ cho 02 tàu hải quân đi vào khu vực 12 hải lý quanh đảo Ga Ven và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
“Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của luật pháp quốc tế.
Là một quốc gia ven Biển Đông và là thành viên của Công ước liên hợp quốc về Luật biển 1982, Việt Nam cho rằng tất cả các quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
Việt Nam đề nghị các nước tiếp tục có đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế liên quan, thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.”
Theo: Dangcongsan.vn
Tin mới
- Nếu dùng rượu bia mà không kiểm soát thì bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân, tội phạm - 24/05/2019 02:40
- Sửa Luật Kiểm toán nhà nước để nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng - 24/05/2019 02:38
- Bảo đảm chặt chẽ các điều kiện đưa phạm nhân ra lao động ngoài trại giam - 23/05/2019 07:12
- Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV - 20/05/2019 07:15
- Yêu cầu xử nghiêm đối tượng gây rối tại trạm thu phí Hòa Lạc - Hòa Bình - 10/05/2019 07:25
Các tin khác
- Đề xuất bỏ hình thức kỷ luật giáng chức - 10/05/2019 07:19
- Tập trung cho ý kiến các nội dung chuẩn bị của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV - 08/05/2019 07:16
- Tây Bắc Bộ, Trung Bộ nắng nóng diện rộng - 06/05/2019 01:17
- Thủ tướng: Công khai kết quả kiểm tra mức giá bán điện cho toàn dân biết - 06/05/2019 01:11
- Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh bị đề nghị xem xét kỷ luật - 06/05/2019 01:08
Điện thoại hữu ích
- Trưởng Ban Biên tập: Bùi Văn Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện + Số điện thoại: 02183.861.179
- Phó Ban Biên tập: Nguyễn Quốc Tiệp - Chánh văn phòng HĐND&UBND huyện
|