-
Lượt xem: 21
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và kiều hối tích cực, thặng dư thương mại được duy trì, tiêu dùng trong nước phục hồi, kích thích tài khóa được tiếp tục với chương trình đầu tư công đáng kể được coi là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2024.
Các chuyên gia ADB chia sẻ tại buổi họp báo
Sáng 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã tổ chức buổi họp báo về Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam. Tại họp báo, các chuyên gia của ADB đã đưa ra những nhận định và dự báo về sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong năm 2024 và 2025. Theo đó, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Nhu cầu toàn cầu suy giảm và lãi suất quốc tế cao đã tác động đến tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023. Tuy nhiên, việc chuyển hướng nhanh chóng sang chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng và đầu tư công quy mô lớn là một trong những biện pháp then chốt được thực hiện để duy trì phục hồi tăng trưởng trong năm 2024.
Sự phục hồi tương đối toàn diện trong các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, dịch vụ và hoạt động ổn định của ngành nông nghiệp được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho đà phục hồi của Việt Nam. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và kiều hối tích cực, thặng dư thương mại được duy trì, tiêu dùng trong nước phục hồi, kích thích tài khóa được tiếp tục với chương trình đầu tư công đáng kể được coi là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2024.
ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025
Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, chia sẻ: “Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng với nhịp độ vững chắc trong năm nay và năm tới, bất chấp môi trường toàn cầu còn nhiều thách thức. Tuy nhiên, những bất ổn địa chính trị toàn cầu và các hạn chế mang tính cơ cấu của kinh tế trong nước có thể ảnh hưởng đến triển vọng này. Do đó, các biện pháp chính sách trong năm 2024 sẽ cần kết hợp các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng ngắn hạn để đẩy mạnh nhu cầu trong nước với các giải pháp cải thiện cơ cấu trong dài hạn nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững.”
Nhu cầu toàn cầu suy yếu do phục hồi kinh tế chậm và việc trì hoãn bình thường hóa lãi suất ở Hoa Kỳ và các nền kinh tế phát triển khác, cùng với những căng thẳng địa chính trị đang tiếp diễn, có thể cản trở quá trình phục hồi hoàn toàn tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Để thúc đẩy tăng trưởng, cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn để giải quyết những yếu kém về cơ cấu trong nước như sự phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, mối liên kết lỏng lẻo giữa các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu và phần còn lại của nền kinh tế, thị trường vốn non trẻ, sự phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng ngân hàng, cũng như các rào cản pháp lý phức tạp đối với doanh nghiệp.
Đầu tư công vẫn là một động lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, và việc triển khai hiệu quả đầu tư công có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng. Mặc dù Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh đầu tư công và nâng cao hiệu quả thực thi, nhưng vẫn cần có các biện pháp mang tính hệ thống hơn nhằm cải thiện các quy trình pháp lý và quy định giảm bớt rào cản cho việc thực hiện dự án hiệu quả./.
Theo: Dangcongsan.vn
Tin mới
- Việt Nam thắng đậm trận ra quân giải U23 châu Á - 19/04/2024 02:36
- Nắng nóng mở rộng ở nhiều khu vực miền Bắc - 19/04/2024 02:33
- Nắng nóng gay gắt kéo dài, cảnh báo cháy nổ, hỏa hoạn và cháy rừng - 16/04/2024 02:02
- Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm - 16/04/2024 01:56
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 32 - 16/04/2024 01:54
Các tin khác
- Trình Thủ tướng Chính phủ phương án nghỉ lễ 5 ngày liên tiếp dịp 30/4 và 1/5 - 12/04/2024 00:52
- Vietnam Airlines ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các đối tác Trung Quốc - 11/04/2024 02:51
- Quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội - 09/04/2024 09:01
- Đợt nắng nóng ở Bắc Bộ, Trung Bộ khả năng kéo dài đến ngày 5-6/4 - 03/04/2024 02:16
- Thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh xăng dầu - 27/03/2024 09:05
Điện thoại hữu ích
- Trưởng Ban Biên tập: Bùi Văn Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện + Số điện thoại: 02183.861.179
- Phó Ban Biên tập: Nguyễn Quốc Tiệp - Chánh văn phòng HĐND&UBND huyện
|