-
Lượt xem: 113
Ngày 5/4, Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất lệnh cấm nhập khẩu than của Nga như một phần của các đợt trừng phạt mới nhằm vào nước này kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Đề xuất này sẽ cần được 27 nước thành viên EU thông qua.
EU đã đề xuất lệnh cấm nhập khẩu than của Nga như một phần của các đợt trừng phạt mới nhằm vào nước này. (Ảnh: AFP)
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết: “Chúng tôi sẽ áp đặt lệnh nhập khẩu than của Nga, trị giá 4 tỷ euro (4,39 tỷ USD) mỗi năm. Việc này sẽ cắt giảm nguồn thu nhập quan trọng của Nga”. Theo bà Ursula von der Leyen, các doanh nghiệp châu Âu sẽ có thời hạn 3 tháng để giảm dần nhập khẩu than của Nga, trước khi các hợp đồng mua bán mới bị cấm hoàn toàn.
Lệnh cấm nhập khẩu than của Nga đánh dấu sự leo thang đáng kể các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này. EU đang phải chịu sức ép trong việc trừng phạt lĩnh vực năng lượng của Nga và ngăn chặn nguồn thu chính này của Nga do việc triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Lệnh trừng phạt mới này cũng sẽ bao gồm đề xuất việc cấm hoàn toàn các giao dịch của 4 ngân hàng chủ chốt, trong đó có VTB và 3 ngân hàng khác của Nga vốn đã bị loại khỏi hệ thống thanh toán tài chính quốc tế SWIFT.
Tuy nhiên, EU trong giai đoạn hiện nay sẽ chưa áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với dầu mỏ và khí đốt của Nga. Một số quốc gia, trong đó có Đức và Hungary phản đối các hạn chế đối với lĩnh vực năng lượng.
Dữ liệu từ Văn phòng Thống kê EU cho thấy, khối này hiện nhập khẩu 19,3% lượng than đá từ Nga năm 2020. Cũng trong năm này, EU đã nhập khẩu 36,5% lượng dầu mỏ và 41,1% lượng khí đốt tự nhiên của Nga.
Trước đó, Đức đã mạnh tay cắt giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga. Nước này quyết định cắt giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga để phản đối chiến dịch quân sự đặc biệt mà Moskva đang triển khai tại Ukraine. Đức cho biết nhập khẩu dầu mỏ và than từ Nga vào nước này sẽ ngừng vào cuối năm nay.
Trước đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói rằng Đức sẽ chấm dứt sự phụ thuộc năng lượng vào Nga trong thời gian thích hợp nhưng việc cắt đứt mọi mối quan hệ ngay lúc này sẽ khiến nền kinh tế Đức rơi vào bị động.
"Chúng tôi sẽ chấm dứt sự phụ thuộc vào dầu mỏ, than đá và khí đốt của Nga nhanh nhất có thể nhưng làm điều đó ngay lập tức đồng nghĩa với việc đẩy đất nước chúng ta và toàn châu Âu vào suy thoái”, Thủ tướng Đức nói, đồng thời cảnh báo, “hàng trăm nghìn việc làm sẽ gặp rủi ro, toàn bộ các ngành công nghiệp sẽ đứng trước bờ vực".
Đến nay, EU đã thông qua 4 vòng trừng phạt Nga, bao gồm đóng băng tài sản Ngân hàng Trung ương Nga. Với những hạn chế mới, tổng cộng các lệnh trừng phạt được cho rằng sẽ làm giảm giá trị thương mại giữa EU và Nga ít nhất 20 tỷ euro mỗi năm.
"Bốn biện pháp trừng phạt được áp dụng trước đó đã ảnh hưởng nặng nề và hạn chế các lựa chọn kinh tế - chính trị của Nga. Trước những sự kiện vừa xảy ra, chúng tôi cần gia tăng sức ép hơn nữa", Chủ tịch EC cho hay./.
Theo: Dangcongsan.vn
Tin mới
- Trung Quốc tăng kiểm soát ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập - 31/05/2022 01:08
- Châu Phi đối mặt thách thức an ninh lương thực - 08/05/2022 10:49
- Ông Lý Gia Siêu được bầu làm Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) - 08/05/2022 10:44
- Nga để ngỏ khả năng nối lại quan hệ với phương Tây - 01/05/2022 02:19
- Miễn dịch cộng đồng với Covid-19 ở Thái Lan đạt 50% dân số - 20/04/2022 10:37
Các tin khác
- Hơn 427 triệu người trên thế giới đã bình phục sau khi mắc COVID-19 - 05/04/2022 01:57
- Nga vẫn chuyển khí đốt tới châu Âu qua Ukraine - 04/04/2022 08:50
- Thế giới ghi nhận hơn 6,1 triệu ca tử vong vì COVID-19 - 04/04/2022 08:12
- Ngày 3/4, số ca mắc COVID-19 giảm mạnh còn 50.730 ca - 03/04/2022 15:08
- Ukraine và Nga tiến hành trao đổi tù binh theo thỏa thuận đàm phán - 02/04/2022 15:06
Điện thoại hữu ích
- Trưởng Ban Biên tập: Bùi Văn Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện + Số điện thoại: 02183.861.179
- Phó Ban Biên tập: Nguyễn Quốc Tiệp - Chánh văn phòng HĐND&UBND huyện
|