-
Được đăng: 07 Tháng 8 2020
-
Lượt xem: 4502
(LSĐT) - Lạc Sơn là huyện được coi là huyện vùng lõi của người Mường và văn hóa Mường tỉnh Hòa Bình. Nơi đây có câu ca “Cơm Mường Vó, Lọ Mường Vang, Thường rang mường Búm Khói”. Từ xa xưa, người dân nơi đây đã coi dân ca Mường nói chung, trong đó Hát Thường Rang, Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên là loại hình giao tiếp, lời tâm sự, tỏ tình, là sự rung động của trái tim, là một trong những thể loại diễn ra nhiều nhất trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Di sản văn hóa phi vật thể hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên mang theo giá trị văn hóa, lịch sử, nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, hiện nay, dân ca đang đứng trước nguy cơ bị mai một, cần được quan tâm bảo tồn, phát huy và gìn giữ.
Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên tại Lễ hội Đình Khói Xuân Canh Tý - 2020
Từ khi có Nghị quyết Trung ương V, khóa VIIII về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hát dân ca Mường ngày càng được quan tâm, đặc biệt hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên được phát huy mạnh mẽ ở cộng đồng dân cư trên toàn huyện, là điểm nhấn trong các lễ hội, hội thi, hội diễn Nghệ thuật quần chúng trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Một số câu lạc bộ hát dân ca đã được ra đời, duy trì và phát triển. Thấy được điều đó, nhiều năm nay bằng lòng nhiệt tình, tâm huyết và với mong muốn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cũng như bảo tồn các làn điệu dân ca Mường, một số nghệ nhân của người Mường Lạc Sơn như ông Bùi Thiện, ông Bùi Huy Vọng, ông Bùi Văn Nỏm… đã tiến hành sưu tầm, ghi chép, thống kê tài liệu và tổ chức các cuộc giao lưu, tiến hành ghi hình lưu giữ lại các bài hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên, với mong muốn thế hệ mai sau có tư liệu để thêm hiểu và yêu dân ca Mường hơn.
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên, UBND huyện đã triển khai Kế hoạch thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành Kế hoạch nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn di sản nghệ thuật hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên, với chủ trương bước đầu khảo sát, sưu tầm, ghi chép tài liệu để có căn cứ định hướng cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của huyện Lạc Sơn trong giai đoạn mới. Đến thời điểm hiện nay, qua thống kê ban đầu, Ban Sưu tầm đã tổ chức được 30 cuộc giao lưu; tập hợp, thống kê được trên 300 nghệ nhân hát dân ca, trong đó nghệ nhân hát được các bài hát Mường cổ trên 60%; ghi hình ảnh, thu âm, quay video lưu giữ được gần 1.000GB dữ liệu lưu trữ… Bên cạnh đó, hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên còn được tổ chức tại các dịp Lễ, Tết như: Lễ hội Đình Cổi, Đình Băng, Đình Khói, Lễ hội xuống đồng…. thu hút hàng vạn người theo dõi; nhiều video đăng tải trên các trang Mạng xã hội được hàng triệu lượt người quan tâm. Điều này chứng tỏ hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên có vị trí cao trong đời sống tinh thần của người Mường Lạc Sơn.
Vừa qua, UBND huyện đã tổ chức thành công Hội thảo Bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa phi vật thể hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên.Tại hội thảo, đồng chí Bùi Văn Nỏm – Nguyên Bí thư Huyện ủy, Trưởng nhóm sưu tầm, nghiên cứu đã đã bày tỏ sự vui mừng, tin tưởng hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên sẽ được duy trì, phát huy trong thời gian tới. Đồng chí mong muối hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên sẽ được tổ chức thành các hội diễn định kỳ, tạo sân chơi, góp phần quảng bá các làn điệu dân cacủa người Mường Lạc Sơn.
Nghệ nhân Bùi Huy Vọng cho biết: Trong quá trình sưu tầm cho thấy, các nghệ nhân hát dân ca, đặc biệt là những bài dân ca Mường cổ ngày càng cao tuổi; trong khi công tác nghiên cứu, bảo tồn, truyền dạy, tạo môi trường để hát dân catồn tại, phát triển còn hạn chế. Nếu không có những giải pháp kịp thời, căn cơ, có chiều sâu và cả nguồn lực thì nhiều làn điệu dân ca sẽ mai một. Theo ông, đến nay, nhiều làn điệu dân ca có giá trị như Ra Ruổi, Nghệ nga Hai Mối, hát ru Mường…chỉ còn một số ít người cao tuổi biết đến.
Hát đúm Giao duyên Dân tộc Mường tại Liên hoan NTQC huyện Lạc Sơn năm 2017
Giải pháp cho bảo tồn và phát huy các giá trị di sản phi vật thể hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên trong thời gian tới.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Văn Chanh cho rằng: Muốn bảo tồn hiệu quả, cần phải nghiên cứu, sưu tầm, thống kê, đồng thời hình thành ngân hàng dữ liệu các làn điệu dân ca Mường nói chung, hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên nói riêng. Thời gian tới, UBND huyện sẽ tiếp tục tiến hành khảo sát, đánh giá về thực trạng tình hình hát dân ca dân tộc Mường trên địa bàn toàn huyện; đề ra các giải pháp tích cực, hữu hiệu để bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Mường. Từ đó, xây dựng các đề án về bảo tồn và phát huy giá trị Di sản hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên dân tộc Mường huyện Lạc Sơn trình tỉnh xem xét, phê duyệt. Đồng thời cũng đề nghị cấp trên quan tâm, hỗ trợ kinh phí cho công tác nghiên cứu, sưu tầm và lưu giữ làn điệu hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên dân tộc Mường Lạc Sơn.
Để triển khai thực hiện kế hoạch hiệu quả, UBND huyện đã đề ra những giải pháp trọng tâm. Đó là tiến hành nghiên cứu, điều tra, sưu tầm, tư liệu hóa các lời hát liên quan đến loại hình hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên dân tộc Mường ở các địa phương. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đồng thời phổ biến Nghệ thuật hát dân ca hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên dân tộc Mường rộng rãi trong đời sống cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện. Huy động nguồn lực từ công tác xã hội hóa cùng với nguồn kinh phí của Nhà nước để đảm bảo việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị Di sản hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên dân tộc Mường Lạc Sơn. Mặt khác, cần đưa chương trình học dân ca Mường vào các trường học, từ bậc tiểu học trở lên, để con em các dân tộc thiểu số được tiếp xúc, hiểu được cái hay, cái đẹp của hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên dân tộc Mường. Khuyến khích phát triển hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên dân tộc Mường thông qua việc thành lập các Câu lạc Bộ dân ca Mường; đưa nghệ thuật hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên vào các hoạt động Hội thi, Hội diễn và các hoạt động phát triển dịch vụ du lịch… góp phần nâng cao đời sống tinh thần, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Với nhận thức mới trong việc gìn giữ, phát triển nghệ thuật hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên dân tộc Mường Lạc Sơn nói riêng, hy vọng với bề dày của lịch sử quê hương Lạc Sơn Anh hùng; chiều sâu của nghệ thuật mang đậm nét bản sắc văn hóa phi vật thể dân tộc, hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên dân tộc Mường Lạc Sơn sẽ từng bước khẳng định được vị trí quan trọng không chỉ ở Hòa Bình mà còn ở những địa phương khác trong cả nước...
Bùi Mai
Tin mới
- Ruộng bậc thang Miền Đồi huyện Lạc Sơn - Bước chuyển mình của miền sơn cước - 18/09/2024 11:12
- Chiêm ngưỡng Di tích Quốc gia đặc biệt Mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn - 17/09/2024 09:32
- Lý lịch di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh Đình Khói, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình - 16/03/2023 02:45
- Lý lịch di tích lịch sử Chiến khu Mường Khói, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình - 16/03/2023 02:39
- Lịch sử Đảng bộ huyện Lạc Sơn giai đoạn 1929-2015 - 08/12/2020 07:55
Các tin khác
- Chủ tịch Hồ Chí Minh - người con ưu tú của dân tộc Việt Nam - 19/05/2020 02:42
- Những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá đối với cách mạng Việt Nam - 19/05/2020 02:15
- Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi tỏa sáng cùng dân tộc và thời đại - 19/05/2020 02:02
- Phục dựng Lễ hội Đình Khói, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn năm 2020 - 03/02/2020 04:19
- Tục cưới xin truyền thống của người Mường và xu thế thời đại - 12/09/2019 07:37
Điện thoại hữu ích
- Trưởng Ban Biên tập: Bùi Văn Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện + Số điện thoại: 02183.861.179
- Phó Ban Biên tập: Nguyễn Quốc Tiệp - Chánh văn phòng HĐND&UBND huyện
|