-
Lượt xem: 13
(LSĐT) - Cách đây 79 năm, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Ngày 2/9 là ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập
1. Ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9
Nguồn gốc ngày Quốc khánh Việt Nam
Ngày 2/9 chính là ngày Quốc khánh Việt Nam. Đây được coi như là một ngày lễ lớn hằng năm của nước ta kỉ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Đúng vào ngày 2/9/1945, khi bản Tuyên ngôn được đọc lên chính lúc khai sinh ra nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Lúc đầu ngày 2/9 được gọi là “Việt Nam độc lập” còn ngày 19/8 thì gọi là Quốc khánh. Vào năm 1954 ngày 2/9 chính thức được gọi là Quốc Khánh Việt Nam.
Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại thủ đô Hà Nội vào ngày 2/9/1969 và hưởng thọ 79 tuổi. Để tránh trùng với ngày Quốc khánh lúc bấy giờ nên đã thông báo Bác mất vào 3/9. Mãi 20 năm sau, vào ngày 19/8/1989 thì Bộ chính trị mới thông báo chính thức Bác mất vào ngày 2/9.
Ý nghĩa lịch sử ngày Quốc khánh Việt Nam
Ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9/1945 chính là ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa và ngày nay chính là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 2/9 được xem là một cột mốc chói lọi trong hành trình nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta.
Khi Bản Tuyên ngôn được đọc lên, đó chính là văn bản pháp lý khẳng định nước Việt Nam tự do độc lập với toàn thế giới. Ngoài ra vào ngày 2/9 thì các đồng bào trong nước, kiều bào ở nước ngoài cùng hướng về Việt Nam.
Ngoài ra đây cũng là dịp để mọi người trên đất nước Việt Nam cùng nhớ tới những công lao hy sinh to lớn của các cha ông đi trước. Nhớ lại chặn đường lịch sử gian khổ và hào hùng, từ đó dân ta càng phải tiếp tục xây dựng và bảo vệ tổ quốc phát triển hơn nữa.
Ngày Quốc Khánh 2/9 có ý nghĩa vô cùng to lớn và quan trọng đối với dân tộc ta. Đây được coi là ngày hội lớn của dân tộc, đánh dấu bước ngoặt lớn và thành công trong lịch sử Việt Nam.
2. Ý nghĩa thời đại của bản Tuyên ngôn Độc lập
Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hơn thế nữa, Tuyên ngôn độc lập còn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân loại, là sự mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới.
Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử, một văn bản pháp lý quan trọng bậc nhất của nước ta. Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, một cơ sở pháp lý vững chắc khẳng định mạnh mẽ chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới, mở ra thời kỳ mới của dân tộc ta trên con đường phát triển.
Nội dung của Tuyên ngôn Độc lập đã được các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu, làm rõ, nhưng hiện vẫn còn những luận điệu xuyên tạc, đặt câu hỏi với dụng ý xấu: Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập bằng những câu trích dẫn từ hai bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và Pháp?
Điều này cần phải hiểu và lý giải rõ.
Một là, Chủ tịch Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới như UNESCO đã tôn vinh, Người nhắc đến hai văn kiện lịch sử ấy với lòng trân trọng đặc biệt của một trí tuệ lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại mà Cách mạng giành độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 và Cách mạng tư sản Pháp 1789 đã giành được. Đây là những thành quả văn hoá của nhân loại, là dấu mốc lớn của lịch sử loài người, trong đó đã khẳng đinh những quyền cơ bản của con người. Đó là "quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” … “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”… Đây là những tư tưởng rất tiến bộ đã được khẳng định trong hai bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp. Dẫn dắt từ sự kiện này để Chủ tịch Hồ Chí Minh đi đến kết luận nhằm tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế đối với cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam.
Hai là, trên nền tảng và tiền đề đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng, chính cuộc cách mạng mà dân tộc Việt Nam đã giành được vào Tháng Tám năm 1945 là bước đi tiếp trong sự phát triển của nhân loại, đồng thời cũng là cột mốc cho sự phát triển của lịch sử giải phóng con người thuộc các dân tộc bị áp bức, bóc lột. Đó là mẫu hình đầu tiên và cũng là ngọn cờ đầu của cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa nhỏ yếu thoát khỏi ách đô hộ, thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và mới mà cách mạng Việt Nam do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã gương cao.
Ba là, đi sâu nghiên cứu hai bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp, chúng ta thấy cả hai bản Tuyên ngôn đã đề cao và khẳng định quyền con người: “Mọi người đều sinh ra bình đẳng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Chính sự suy rộng ra đã thể hiện một tư tưởng lớn, một luận điểm quan trọng thể hiện sự vượt trội của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được trình bày trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam. Đây là một nội dung rất căn bản, có ý nghĩa không chỉ đối với dân tộc ta mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với thời đại. Từ đó tới nay, các nước trên thế giới đã và đang liên tục đấu tranh để giành độc lập, giành quyền dân tộc cơ bản của mình.
Như vậy, có thể thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dịch và trích dẫn Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp nhưng có sự điều chỉnh và phát triển để thể hiện quan điểm riêng của mình về quyền con người và trên thực tế, tinh thần ấy đã được thể hiện và khẳng định trong tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam từ trước đến nay.
Đó chính là sự đóng góp về lý luận và thực tiễn về quyền con người, đem lại những tiến bộ và phù hợp với sự phát triển của nhân loại.
Hơn 70 năm đã trôi qua, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 đã trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện lời thề thiêng liêng trong ngày Lễ độc lập: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Với tinh thần đó mà cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong suốt hơn 70 năm qua. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đã và đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơ và thách thức.
Để tận dụng, phát huy tốt nhất thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần đoàn kết một lòng với quyết tâm cao, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nâng cao đời sống của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập ,chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Bùi Mai (TH)
Tin mới
- Họp Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Lạc Sơn lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030 - 17/09/2024 01:47
- Huyện Lạc Sơn phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 - 11/09/2024 18:05
- Thường trực HĐND huyện giám sát việc triển khai, thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự tại Ban Chỉ huy Quân sự huyện - 10/09/2024 16:10
- Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện dự sinh hoạt Chi bộ xóm Trội, xã Tân Mỹ - 10/09/2024 10:34
- Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện dự sinh hoạt Chi bộ xóm Thây Voi, xã Miền Đồi - 30/08/2024 16:33
Các tin khác
- Sử dụng cờ Tổ quốc đúng quy định bằng cả tình cảm và trách nhiệm thiêng liêng! - 28/08/2024 08:39
- Đồng chí Bùi Đức Hinh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thăm, tặng quà Chiến khu cách mạng Mường Khói - 27/08/2024 13:45
- Họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Lạc Sơn lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030 - 22/08/2024 01:21
- Đoàn công tác của Huyện Lạc Sơn làm việc với Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội - 18/08/2024 17:28
- Đoàn công tác của Huyện Lạc Sơn Viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan Toà nhà Quốc hội - 17/08/2024 11:34
Điện thoại hữu ích
- Trưởng Ban Biên tập: Bùi Văn Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện + Số điện thoại: 02183.861.179
- Phó Ban Biên tập: Nguyễn Quốc Tiệp - Chánh văn phòng HĐND&UBND huyện
|