-
Lượt xem: 195
(LSĐT) - Sáng 23/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh nghe báo cáo về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản đến hết năm 2019 và tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020; tình hình triển khai lập quy hoạch đối với các khu đất có giá trị thương mại cao; bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Tại điểm cầu huyện Lạc Sơn có lãnh đạo các cơ quan, đơn vị: Tài chính - Kế hoạch, Tài Nguyên Môi trường, Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Kinh tế Hạ tầng, Y tế, Kho bạc Nhà nước, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng. Đồng chí Nguyễn Ngọc Điệp - Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị.
Báo cáo tại hội nghị cho biết, theo kế hoạch đầu tư vốn NSNN tỉnh Hòa Bình năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao là trên 4.071 tỷ đồng, số vốn được HĐND tỉnh thông qua là trên 4.560 tỷ đồng. Đến nay, số kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án là trên 3.722 tỷ đồng. Đến ngày 15/4/2020 số kế hoạch vốn đầu tư công đã giải ngân là hơn 367 tỷ đồng, đạt 9% kế hoạch vốn HĐND tỉnh và Thủ tướng Chính phủ giao. Như vậy, mức giải ngân trên là rất thấp so với tiến độ của các địa phương khác (khoảng 20%) và so với cùng kỳ năm 2019 tỷ lệ giải ngân thấp hơn 17% (cùng kỳ năm ngoái là 26%). Một số công trình, dự án nguồn vốn có tỷ lệ giải ngân đạt khá như nguồn vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí (34%), vốn CTMT đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (63%), CTMT dầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương (42%)…tuy nhiên còn nhiều công trình, nguồn vốn chưa thực hiện giải ngân. Nguyên nhân của việc chậm giải ngân là do: Nguồn thu từ sử dụng đất, xổ số kiến thiết đạt thấp; vốn vay từ nguồn ODA đang trong quá trình làm thủ tục rút vốn nên chưa thực hiện giải ngân được; một số chủ đầu tư còn tâm lý dồn thanh toán vào cuối năm; công tác giải phóng mặt bằng còn vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công và chi phí của dự án. Đặc biệt là do ảnh hưởng từ dịch Covid làm thu ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn dẫn đến giảm chi đầu tư từ vốn ngân sách tỉnh.
Tổng nợ đọng xây dựng cơ bản đến 31/12/2019 nguồn vốn đầu tư do cấp tỉnh quản lý là trên 312 tỷ đồng (bao gồm các nguồn vốn), số dự án nợ đọng là 89 dự án.
Tại hội nghị, lãnh đạo các huyện, thành phố đã báo cáo rõ thêm về tình hình giải ngân vốn đầu tư công, số nợ đọng xây dựng cơ bản của địa phương, công tác quy hoạch, đồng thời đề xuất, kiến nghị một số nội dung. Bàn về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công và nợ đọng xây dựng cơ bản, Sở kế hoạch và Đầu tư kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh cần kiên quyết xử lý trách nhiệm đối với các dự án chậm giải ngân. Trường hợp đến quý III năm 2020 các dự án giải ngân dưới 70% kế hoạch vốn giao thì sẽ thực hiện điều chuyển kế hoạch vốn chưa giải ngân cho các dự án đã có khối lượng còn thiếu vốn hoặc các dự án cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Các Sở Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Kho bạc nhà nước phải phối hợp chặt chẽ, có phân tích đánh giá tình hình chi tiết để kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Văn Khánh - Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở KH&ĐT có trách nhiệm phối hợp, đôn đốc các chủ đầu tư tiếp tục gửi báo cáo xác nhận về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản để tổng hợp số liệu. Đối với những chủ đầu tư có phát sinh nợ xây dựng cơ bản nhưng không gửi báo cáo, tự chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và đề nghị tự cân đối bố trí nguồn vốn để hoàn trả. Về giải ngân vốn đầu tư công, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị được giao vốn phải chủ động các thủ tục đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để sớm hoàn thành dự án. Các chủ đầu tư phải nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý, theo dõi đôn đốc thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 đối với các công trình, dự án, nguồn vốn được giao quản lý; từ đó kịp thời đề xuất phương án điều chỉnh kế hoạch vốn (nếu có); thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo giải ngân kế hoạch vốn định kỳ theo quy định. Về công tác quy hoạch, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu trên cơ sở vốn đã được giao, các huyện, thành phố cần chủ động triển khai công tác quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch (nếu cần thiết), nếu thiếu vốn thì báo cáo đề nghị UBND tỉnh để ứng vốn năm 2021 để thực hiện tốt công tác quy hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội./.
Bùi Mai
Tin mới
- Phát động Cuộc thi “Sáng tác ca khúc quảng bá Khu du lịch hồ Hòa Bình lần thứ nhất - năm 2020” - 28/04/2020 08:54
- Số ca mắc Covid-19 trên thế giới vượt ba triệu - 28/04/2020 03:30
- Ngày thứ 12 không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng - 28/04/2020 02:48
- Những thông tin tích cực từ cuộc chiến chống COVID-19 - 27/04/2020 01:52
- Ngày thứ 11 không có ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng - 27/04/2020 01:47
Các tin khác
- UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới - 24/04/2020 08:25
- Người nộp thuế khẩn trương gửi hồ sơ gia hạn tiền nộp thuế từ nay đến ngày 30/7/2020 để được hưởng ưu đãi - 24/04/2020 08:13
- Năm bước xử trí khi có trường hợp sốt, ho, khó thở tại trường học - 24/04/2020 07:49
- Thế giới sắp chạm ngưỡng 2,8 triệu ca lây nhiễm COVID-19 - 24/04/2020 07:40
- Thường trực HĐND huyện triển khai chương trình công tác Quý II-2020 - 24/04/2020 03:25
Điện thoại hữu ích
- Trưởng Ban Biên tập: Bùi Văn Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện + Số điện thoại: 02183.861.179 - Phó Ban Biên tập: Nguyễn Quốc Tiệp - Phó Chánh văn phòng HĐND&UBND huyện
|