-
Lượt xem: 172
(LSĐT) – Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức buổi làm việc với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn về nội dung phát triển vùng mía nguyên liên trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Vương Đắc Hùng – Phó Giám đốc Sở, chủ trì buổi làm việc. Tham dự có lãnh đạo UBND, lãnh đạo phòng Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo các xã trọng điểm trồng mía các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy.
Toàn cảnh buổi làm việc
Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn, hiện nay vùng nguyên liệu mía đường đang có xu hướng sụt giảm cả về diện tích, năng suất và chất lượng. Tại một số địa phương, nông dân phá bỏ cây mía chuyển sang trồng các loại cây khác. Việc diện tích mía nguyên liệu sụt giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân. Trong đó có xu hướng chuyển dịch lao động từ nông thôn đến các nhà máy, khu công nghiệp khiến lao động trong vùng bị thiếu hụt. Ngành mía đường gặp khó khăn do giá đường giảm sâu, giá thu mua mía nguyên liệu giảm trong khi chi phí sản xuất tăng, người trồng mía có lợi nhuận thấp, thậm chí thua lỗ nên không còn mặn mà đầu tư vào cây mía. Chất lượng các dịch vụ như: Làm đất, phân bón, giống mía chưa đạt yêu cầu để bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng cây mía…
Để động viên, khuyến khích các hộ giữ vững, phát triển diện tích và tích cực chăm sóc mía trong giai đoạn tới, Công ty đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ về phân bón, hỗ trợ chi phí làm đất, giống cho diện tích trồng mới, chính sách tích tụ đất đai,…
Trao đổi với lãnh đạo Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn, lãnh đạo các xã trọng điểm trồng mía nguyên liệu đề xuất thành lập Hợp tác xã hoặc nhóm hộ trồng mía, đề nghị Công ty có cán bộ đến hỗ trợ về kỹ thuật cho nông dân; cơ cấu về kiểm định chất lượng sản phẩm.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đề nghị trong thời gian tới, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn cần cử cán bộ chuyên trách đến các huyện, xã trọng điểm để nắm tình hình cụ thể và trực tiếp làm việc với nông dân trồng mía; Công ty cần thực hiện đảm bảo chính sách và những cam kết về phát triển vùng mía nguyên liệu của địa phương. UBND các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy phải rà soát lại toàn bộ diện tích mía nguyên liệu; nghiên cứu xây dựng mô hình điểm theo hình thức liên kết, gắn hợp tác xã với doanh nghiệp; đưa cơ giới hóa vào sản xuất./.
Thanh Hoa
Tin mới
- Hội nghị trực tuyến của Chính phủ bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trước tác động của dịch COVID-19 - 11/04/2020 16:16
- Thường trực Chính phủ họp bàn dự thảo Nghị quyết về hỗ trợ người dân gặp khó khăn vì dịch Covid-19 - 05/04/2020 14:31
- Lĩnh vực Công thương triển khai quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 - 01/04/2020 01:58
- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp bình ổn giá thịt lợn - 30/03/2020 01:46
- Đề xuất giãn hơn 80.200 tỷ đồng tiền thuế cho doanh nghiệp, cá nhân - 27/03/2020 08:22
Các tin khác
- Đề xuất 6 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động - 24/03/2020 09:30
- Xăng, dầu giảm giá sâu nhất từ đầu năm - 16/03/2020 01:30
- Ngành ngân hàng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng - 16/03/2020 01:24
- Các doanh nghiệp đồng tình giảm giá thịt lợn xuống 70.000 đồng/kg - 13/03/2020 03:47
- Kiểm tra tình hình đầu tư lưới điện trên địa bàn huyện Lạc Sơn - 05/03/2020 08:19
Điện thoại hữu ích
- Trưởng Ban Biên tập: Bùi Văn Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện + Số điện thoại: 02183.861.179 - Phó Ban Biên tập: Nguyễn Quốc Tiệp - Phó Chánh văn phòng HĐND&UBND huyện
|